Biến thể COVID-19 đang dễ lan truyền trong không khí hơn?

13:51 06/10/2021 - Thế giới
Hai nghiên cứu mới đưa ra lời giải thích khả thi cho việc biến thể COVID-19 dễ lây lan hơn: Virus biến đổi để lây lan hiệu quả hơn qua không khí.

Các biến thể COVID-19 có khả năng lây truyền qua đường không khí tốt hơn. Ảnh: AFP

Theo Straits Times, hầu hết các nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng virus SARS-CoV-2 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn lớn - thường nhanh chóng rơi xuống đất - và qua những giọt bắn li ti, nhỏ hơn rất nhiều, còn gọi là khí dung, có thể bay lơ lửng tới khoảng cách xa hơn trong nhà và lây nhiễm cho con người.

Các nghiên cứu mới về cơ bản không thay đổi quan điểm đó. Nhưng các phát hiện cho thấy sự cần thiết phải sử dụng khẩu trang chất lượng tốt hơn để đề phòng một số tình huống và rằng virus đang thay đổi theo những cách khiến nó trở nên lợi hại hơn.

Biến thể Alpha lây truyền dễ dàng qua giọt bắn nhỏ

Tiến sĩ Vincent Munster, chuyên gia virus tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cùng các đồng nghiệp trong một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, các giọt bắn nhỏ di chuyển được khoảng cách xa hơn nhiều so với các giọt lớn hơn và biến thể Alpha có nhiều khả năng lây truyền qua con đường này.

Biến thể Alpha có khả năng lây truyền qua không khí tốt hơn chủng virus SARS-CoV-2 thông thường. Ảnh: AFP

Nghiên cứu được nhóm của Tiến sĩ Munster thực hiện trên chuột hamster Syria. Sử dụng động vật cho phép họ kiểm soát chặt chẽ các điều kiện thí nghiệm và chỉ tập trung vào chuyển động của các giọt bắn. Nhóm nghiên cứu đã đặt các cặp chuột hamster trong lồng cách xa nhau, cho phép lưu thông không khí nhưng không tiếp xúc vật lý để xem các biến thể khác nhau lây lan như thế nào. Kết quả, khi lồng ở cách nhau 2m, chỉ những giọt bắn nhỏ dưới 5 micron mang biến thể Alpha có thể truyền từ cặp chuột nhiễm bệnh sang cặp còn lại không bị bệnh, trong khi điều này không xảy ra với chủng virus SARS-CoV-2 thông thường.

Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm với biến thể Delta và dự kiến khả năng lây truyền thậm chí còn cao hơn, Tiến sĩ Munster nói.

Khẩu trang hiệu quả trong ngăn chặn lây lan virus

Nghiên cứu thứ hai - so sánh biến thể Alpha với các chủng virus SARS-CoV-2 khác - cho thấy những người bị nhiễm biến thể Alpha thở ra lượng virus trong giọt bắn nhỏ gấp khoảng 43 lần so với những người bị nhiễm các chủng trước đây.

Kết quả này cũng có thể giải thích tại sao biến thể Delta lại rất dễ lây lan và tại sao nó lại thay thế tất cả các chủng virus SARS-CoV-2 khác.

Tính siêu lây truyền của các biến thể có thể phụ thuộc vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Có thể là do biến thể có khả năng lây nhiễm với số lượng virus ít hơn, hoặc các biến thể tái tạo nhanh hơn, hoặc nhiều loại virus biến thể hơn phát tán qua giọt bắn, hoặc cả ba lý do này.

Biến thể Alpha được chứng minh là có khả năng lây truyền gấp đôi so với chủng virus ban đầu và biến thể Delta có các đột biến làm tăng khả năng lây lan. Các chuyên gia cho biết khi virus tiếp tục biến đổi, các biến thể mới hơn xu hướng dễ lây lan hơn.

Theo kết quả nghiên cứu thực hiện trên những người bị nhiễm các biến thể, được công bố trên tạp chí Lâm sàng Bệnh truyền nhiễm trong tháng 10, ngay cả những chiếc khẩu trang bằng vải hoặc khẩu trang y tế che khít cũng giúp ngăn chặn được khoảng một nửa số giọt bắn chứa virus. Do đó, nếu phải ở trong không gian kín và đông người, bạn nên sử dụng một chiếc khẩu trang có chất lượng tốt hơn.

Tiến sĩ Don Milton, một chuyên gia về giọt bắn tại Đại học Maryland, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, lưu ý, do virus lây lan trong giọt bắn không khí dễ dàng hơn nên chúng ta cần có biện pháp bảo hộ tốt hơn để ngăn chặn.

Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra người nhiễm biến thể Alpha có nhiều virus trong mũi và cổ họng hơn người nhiễm chủng virus thông thường và phát tán một lượng virus kèm theo giọt bắn nhỏ ra bên ngoài nhiều gấp 18 lần.

Theo các chuyên gia, các phát hiện mới từ cả hai nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khẩu trang, kể cả đối với những người đã được tiêm chủng, đặc biệt là ở những không gian đông đúc.

Mặc dù những người bị nhiễm bệnh sau khi tiêm chủng ít có khả năng lây lan virus hơn nhiều so với những người không được chủng ngừa, nhưng khả năng lây nhiễm của các biến thể có thể làm xác suất tăng lên.

Tiến sĩ Munster nhấn mạnh, với hàng tỉ người trên toàn thế giới đã được tiêm chủng và hàng tỉ người vẫn chưa được tiêm  vaccine, virus vẫn có thể thay đổi theo những cách không mong muốn.

Theo Phương Linh/laodong.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top