Báo chí Hàn Quốc chuyển đổi trong kỷ nguyên số
04:48 18/10/2018
- Thế giới

Đại diện Đoàn trao đổi với Chủ tịch Ủy ban Thẩm định Truyền thông Hàn Quốc. Ảnh: PV
Thay mặt lãnh đạo Ủy ban Thẩm định Truyền thông Hàn Quốc (KCSC), ông Kang Sang- Hyun Chủ tịch KCSC nhiệt liệt chào mừng đoàn cán bộ, nhà báo Việt Nam sang thăm và khảo sát thực tế tại Hàn Quốc theo lời mời của KOICA.
Ủy ban Thẩm định Truyền thông Hàn Quốc là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thành viên Ban lãnh đạo do Tổng thống và Quốc hội chỉ định. Hiện Ban lãnh đạo KCSC gồm 9 người, Ban lãnh đạo sẽ bầu chủ tịch, tổng thư ký và ủy viên thường trực.
KCSC có vị trí rất quan trọng trong quản lý báo chí truyền thông ở Hàn Quốc. Cơ quan này đưa ra kết luận những sai phạm của cơ quan báo chí truyền thông. Các cơ quan báo chí truyền thông vi phạm phải nộp phạt theo quy định của pháp luật Hàn Quốc.
Từ năm 2010 đến nay, KCSC đã xử lý 16 vụ sai phạm của các cơ quan báo chí truyền thông Hàn Quốc. Đặc biệt, ngày 28/12/2017, KCSC đã đưa ra: "Quy tắc của KCSC là ngăn cấm mọi hành vi miêu tả, tô điểm và/hoặc phán xét một sự việc tự tử nào đó. Các kênh truyền thông cũng bị ngăn cấm suy đoán nguyên nhân của vụ tự sát hay tự cho rằng nguyên nhân của sự ra đi là tự tử mà không có bằng chứng."
Đây được coi là động thái vô cùng cứng rắn của KCSC trong việc xử lý nghiêm các cơ quan báo chí truyền thông khi đưa tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, xâm hại đời tư, gây hoang mang dư luận, nhất là việc báo chí đưa tin một cách "thái quá" và thổi phòng sự kiện.
Hãng Thông tấn Yonhap - Hàn Quốc. Ảnh: TL
Tại Hãng Thông tấn Yonhap, đoàn đã trao đổi nghiệp vụ báo chí với các đồng nghiệp Hàn Quốc trước sự cạnh tranh của mạng xã hội và truyền thông mới.
Theo bà Jin Hyung Kim, Giám đốc Phòng Kinh tế và Quốc tế của Yonhap, Hãng có nhiệm vụ cung cấp thông tin nhanh nhất với cách làm báo hiện đại trong môi trường truyền thông số bằng các loại hình truyền thông khác nhau. Hiện Yonhap có 586 nhà báo, trung bình mỗi ngày mỗi phóng viên làm 5 tin, bài/ngày.
"Chúng tôi đang nỗ lực cải thiện nội dung trực quan của mình bằng các định dạng bao gồm văn bản, ảnh, đồ họa, thông tin đồ họa và video để trở thành nhà cung cấp dịch vụ tin tức đa phương tiện, bà Jin Hyung Kim chia sẻ.
Một thay đổi gây sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước đó là vào đầu tháng 10/2018, Hãng Yonhap cho ra mắt kênh tin tức bằng tiếng Anh với tên gọi “KOREA NOW” trên mạng chia sẻ video Youtube.
Theo Yonhap, kênh tin tức này được thành lập nhằm mục đích đưa đến cho người xem những hình ảnh mới về Bán đảo Triều Tiên nói chung, về lĩnh vực văn hóa-giải trí-đời sống của Hàn Quốc nói riêng. Trung bình mỗi ngày kênh này sản xuất từ 1 đến 2 video.
Kênh "KOREA NOW" ra đời trong bối cảnh bán đảo Triều Tiên ghi nhận những thay đổi về địa chính trị, bao gồm ba cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và các cuộc thảo luận phi hạt nhân hóa giữa Mỹ-Triều Tiên.
Ngoài khảo sát thực tế tại các cơ quan báo chí, đoàn có chuyến thăm khu vực phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên (DMZ), tòa nhà Samsung và trao đổi chuyên đề quảng bá chính sách, quản lý rủi ro./.
PV (Từ Seoul, Hàn Quốc)
Xem thêm:
>>> Trao đổi nghiệp vụ truyền thông chính sách tại Đại học Hàn Quốc
>>> Nâng cao năng lực triển khai chính sách tại Koica (Hàn Quốc)
>>> Báo chí Hàn Quốc chuyển đổi trong kỷ nguyên số
>>> Thời sự là "bữa cơm" ăn hàng ngày của công chúng
>>> Minh bạch thông tin - "thần dược" trong truyền thông chính sách
>>> Bức tranh đa chiều về truyền thông Hàn Quốc (Kỳ I)
>>> Bức tranh đa chiều về truyền thông Hàn Quốc (Kỳ II)
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Cách các tờ báo Mỹ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) (03:54 10/05/2023)
- Nhà báo Việt Văn được vinh danh tại cuộc thi ảnh quốc tế (10:40 24/03/2023)
- Cựu Thư ký Báo chí của ông Biden dấn thân vào lĩnh vực mới (05:37 27/02/2023)
- Đưa tin về xả súng, phóng viên Mỹ bị bắn chết tại hiện trường (09:48 23/02/2023)
- Việt Nam kêu gọi tăng cường nỗ lực triển khai gìn giữ hòa bình (03:14 23/02/2023)