Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Quản lý thông điệp chống tin giả trên báo chí điện tử

Trong môi trường truyền thông hiện nay, các phương thức truyền tải thông tin, đặc biệt là mạng xã hội ngày càng phát triển khiến tin giả ngày càng có sức sống. Tin giả giống như một loại virus độc hại, xâm nhập, gây rối loạn dư luận, mất lòng tin, thậm chí gây khủng hoảng lòng tin.

Mạnh tay xử lý tin giả

Quản lý thông điệp chống tin giả

Có thể thấy, chống tin giả là hoạt động đối phó với hành vi thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông truyền thống (in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến.

Theo Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam (VAFC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 6 tháng đầu năm 2021, Trung tâm đã tiếp nhận hơn 1.100 tin giả. Sau quá trình xác minh, Trung tâm đã công bố và dán nhãn 38 tin giả, tin tức giả mạo. Đặc biệt, nhiều nội dung trong số này có liên quan đến Covid-19 tại Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần chủ động xây dựng và triển khai đồng bộ hệ thống giải pháp nhằm kiểm soát hiệu quả và giảm thiểu tác hại của tin giả.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Tăng cường quản lý, phát triển các loại hình thông tin và truyền thông trên mạng, kiên quyết loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại, xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục”.

Quản lý thông điệp chống tin giả trên báo, tạp chí điện tử là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong việc thiết kế, xây dựng, phổ biến, chuyển tải, đánh giá tác động của thông điệp chống tin giả trên báo, tạp chí điện tử nhằm đạt đến mục tiêu xác định. Những thông điệp đó phải đảm bảo đúng quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, đảm bảo phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, không trái với các quy định của pháp luật hiện hành.

Từ việc xác định tầm quan trọng của thông điệp chống tin giả trong tương quan với các nhiệm vụ của cơ quan, chủ thể quản lý cần xây dựng, đưa ra kế hoạch cụ thể về chủ đề, nội dung, thời gian, tần suất thực hiện chuyển tải thông điệp một cách khoa học, đa chiều, sinh động, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng. Đồng thời phân công người thực hiện các đầu mối kế hoạch, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực cá nhân, bộ phận… để đạt được mục tiêu đề ra.

Mỗi phóng viên nhà báo tuyệt đối không được chia sẻ tin giả

Khảo sát trên báo Vietnamnet.vn và Ictvietnam.vn

Việc xây dựng kế hoạch đề tài là bước quan trọng và cơ bản trong việc quản lý thông điệp chống tin giả trên báo điện tử Vietnamnet và tạp chí điện tử Ictvietnam. Từ việc xác định tầm quan trọng của thông điệp chống tin giả trong tương quan với các nhiệm vụ của tòa soạn, Ban Biên tập xây dựng, đưa ra kế hoạch cụ thể về chủ đề, nội dung, thời gian, tần suất thực hiện chuyển tải thông điệp một cách khoa học, đa chiều, sinh động, phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng.

Đồng thời, Ban Biên tập chỉ đạo ban chuyên đề, ban nội dung phân công phóng viên thực hiện các đầu mục trong kế hoạch, điều khiển và kiểm soát các cá nhân, bộ phận… để đạt được mục tiêu trong kế hoạch đầu ra.

Với các thông điệp chống tin giả, Báo điện tử Vietnamnet và Tạp chí điện tử Ictvietnam hiện nay đều quản lý quá trình tổ chức sản xuất thông qua việc sử dụng hệ thống quản lý CMS (Content Management System: Hệ thống quản trị nội dung).

Trong quy trình quản lý thông tin, các tờ báo điện tử được khảo sát đều sử dụng hệ thống quản lý CMS để quản lý nội dung thông tin nói chung và thông điệp chống tin giả nói riêng. Phóng viên, biên tập viên của các báo này được cấp một account (gồm tài khoản ID và password) để truy cập và đưa tin, bài vào hệ thống và duyệt đăng lên trang báo.

Theo đó, khi phóng viên sản xuất tin, bài về chống tin giả phải nhập tác phẩm vào hệ thống CMS, với chức năng nhiệm vụ của phóng viên, vị trí bài được duy trì ở vị trí chờ duyệt. CMS còn có các công cụ hỗ trợ phóng viên thể hiện chữ viết, chèn ảnh, video...

Vì vậy, từ trong hệ thống CMS, phóng viên phải thực hiện thông điệp chống tin giả hoàn chỉnh như khi hiển thị trên trang báo. Việc xử lý, biên tập tin, bài cũng được lãnh đạo ban chuyên môn thực hiện trong CMS. Tin, bài sau khi biên tập sẽ được xuất bản từ hệ thống CMS đẩy lên trang báo.

Qua nghiên cứu, có thể thấy, Báo điện tử Vietnamnet và Tạp chí điện tử Ictvietnam xây dựng quy chế chỉ đạo, quản lý từ phía cơ quan chủ quản và quản lý toà soạn phù hợp với đặc điểm, tính chất của cơ quan báo chí thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông. Báo và tạp chí đã có những quy định về chế độ kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí và thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động báo chí một cách chặt chẽ và linh hoạt.

Báo điện tử Vietnamnet và Tạp chí điện tử Ictvietnam cũng quan tâm tạo điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý báo chí, nâng cao trách nhiệm chính trị nghề nghiệp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan báo chí và phóng viên, biên tập viên. Như vậy, có thể thấy rằng, cơ quan chủ quản báo chí trong diện khảo sát đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo định hướng của Đảng và quy định của pháp luật để đảm bảo thực hiện tốt tin, bài mang thông điệp về chống tin giả.

Đặc biệt năm 2021, để tập huấn cho phóng viên các cơ quan báo chí thông tin chính xác về tin giả Covid-19, Bộ Thông tin & Truyền thông đã có tài liệu hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Trong đó có một số định hướng cho phóng viên viết về giải pháp phòng, chống tin giả như: Tăng cường đề phòng, cảnh giác khi xử lý thông tin phát tán trên không gian mạng. Luôn có quan điểm tham khảo khi sử dụng thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin do mạng xã hội chia sẻ, không rõ nguồn gốc, không xác thực. Nếu thông tin hấp dẫn cần chú ý đến tiêu đề bài viết.

Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân, viết hoa bằng các ký tự khẳng định, điều này thường có vẻ khó xảy ra trong thực tế, nhưng được viết dưới dạng khẳng định để thu hút sự chú ý của người đọc. Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, định dạng văn bản, dễ mắc lỗi chính tả và ngữ pháp, thiếu nhất quán.

Hình ảnh sử dụng trong bài hầu hết là ảnh trực tuyến hoặc đã qua chỉnh sửa để phù hợp với nội dung nguồn. Cần phải kiểm tra xem hình ảnh có tồn tại trên Internet hay không, thông qua tính năng “Tìm kiếm hình ảnh của Google”.

Về mốc thời gian sử dụng trong bài viết, tin giả được tổng hợp và định dạng dòng thời gian không phù hợp với thực tế nên cần xem kỹ các mốc thời gian, sự kiện có trong nội dung tin và thời điểm đăng. Về các luận điểm và luận cứ trong bài báo, thông thường tin giả được tạo ra dựa trên một câu chuyện và chi tiết có thật nhưng được làm giả với nội dung quan trọng nhất.

Facebook là nguồn phát tán tin giả tồi tệ nhất hiện nay

Một số giải pháp

Thứ nhất, cần phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí truyền thông trong tất cả các khâu của chu trình xây dựng chính sách, pháp luật về chống tin giả, nhằm hoàn thiện và đánh giá chính sách một cách hiệu quả. Có như vậy mới đảm bảo chống, hạn chế lợi ích nhóm và lạm dụng quyền lực, đảm bảo đồng thuận xã hội và phát triển bền vững.

Thứ hai, cần hoàn thiện quy định phát ngôn báo chí để chủ động thông tin, tránh rơi vào bị động, khủng hoảng truyền thông đối với hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt khi dự báo các vấn đề bức xúc mà báo chí phải sớm chủ động vào cuộc.

Thứ ba, các cơ quan báo chí cần nghiên cứu hình thức quản lý thông tin và hình thức thông tin nói chung và quản lý thông điệp chống tin giả nói riêng phong phú, phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận.

Ngoài việc thông tin đầy đủ về hoạt động chống tin giả trên báo chí điện tử, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh công tác quản lý thông tin qua các hình thức tọa đàm, hội thảo, phỏng vấn chuyên gia, đặt hàng các bài viết… để mục đích lớn nhất là đi sâu, làm rõ từng vấn đề trong các chính sách chống tin giả.

Thứ tư, cần xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm điều chỉnh tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp giữa ban lãnh đạo báo, tạp chí và các phòng/ ban cũng như đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

Thứ năm, triển khai áp dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý nhân lực. Với một đội ngũ cán bộ, nhân viên thiếu, trình độ có hạn, đầu việc nhiều, đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ thông tin, phương pháp quản lý hiện đại vào hệ thống quản lý báo chí là việc làm cấp thiết. Điều đó vừa tinh giản được biên chế theo chủ trương chung của Chính phủ hiện nay, vừa quán xuyến công việc một cách có hiệu quả./.

NGUYỄN VĂN NAM

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.