Nhà báo, phóng viên… có lẽ không đơn thuần chỉ là một nghề, mà còn phải thử muôn vai. Bởi khi đã lựa chọn dấn thân tác nghiệp, người phóng viên cần đặt mình vào vị trí của nhân vật và hoàn cảnh để trải nghiệm, tìm hiểu ngọn ngành cũng như đặt tấm lòng đồng cảm, đưa lý trí phân tích. Khi đó, trang viết mới thật như đời, thông điệp mới chạm vào tim.
Xây dựng Chính phủ kiến tạo là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, việc truyền thông chính sách, quản lý thông điệp về xây dựng Chính phủ kiến tạo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay còn một số bất cập, tồn tại, vì vậy chưa thực sự góp phần mở rộng và làm phong phú thêm vốn kiến thức, hiểu biết, làm thay đổi nhận thức cũng như tư duy cho người dân hiểu về thông điệp một cách đầy đủ và toàn diện.
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với sự lên ngôi của các hệ thống thông minh, trong đó có trí tuệ nhân tạo đang mang đến những cơ hội và thách thức đối với hoạt động sáng tạo nội dung báo chí và truyền thông. Khoa học công nghệ không chỉ tác động đến cách thức báo chí, truyền thông truyền đi thông điệp của mình, chi phối, tác động đến cách thức và hiệu quả tiếp cận của công chúng, mà còn tác động sâu sắc đến chất lượng thông tin.
Ngày 14/9, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.
Ngày 7/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023, đã chủ trì họp Hội đồng Sơ khảo Giải.
Ở nước ta, báo chí ra đời chậm so với báo chí phương Tây khoảng hơn 2,5 thế kỷ. Vào thời điểm những năm 90 của
thế kỷ XX, những thế hệ nhà báo đầu tiên làm báo trong thời kỳ từ mấy thập niên cuối của thế kỷ XIX đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, hầu hết đã ra đi vào cõi vĩnh hằng, mang theo đi rất nhiều những điều thú vị, nhiều câu chuyện phong phú về một thời làm báo còn sơ khai, đầy bỡ ngỡ nhưng đó là sự mở đường rất đáng trân trọng,
đặt nền móng rất quan trọng cho báo chí Việt Nam.
Báo chí Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Do đó, đạo đức nghề nghiệp báo chí cũng luôn được đề cao. Bởi, đạo đức nghề nghiệp là yếu tố thuộc giá trị của con người, mà nổi lên là tinh thần trách nhiệm, thái độ trung thực, khách quan, nghiêm túc đối với mọi thông tin và trong công việc. Đạo đức người làm báo không chỉ ảnh hưởng đến giới báo chí, mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Tầm quan trọng của đạo đức người làm báo phải được tôn trọng và đề cao trong xã hội ngày nay, đặc biệt trong thời kỳ đất nước hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện, sâu rộng, có những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức khác nhau đan xen, hòa quyện. Do vậy, cần ủng hộ và khuyến khích các nhà báo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo sản phẩm báo chí chất lượng và có trách nhiệm, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.