WB: Thế giới đối mặt với cú sốc năng lượng lớn nhất kể từ năm 1973

11:42 27/04/2022 - Thế giới
Theo báo cáo của WB, giá năng lượng trong 2 năm qua đã tăng nhiều nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ.

Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở British Columbia, Canada ngày 20/4/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 26/4 cảnh báo giá năng lượng vốn đã tăng cao do cuộc xung đột ở Ukraine, cùng với các loại hàng hóa khác, có thể vẫn ở mức "cao trong lịch sử" cho đến hết năm 2024, đe dọa tới tăng trưởng kinh tế. 

Trong một tuyên bố về báo cáo mang tên "Triển vọng các thị trường hàng hóa của WB,"  Phó Chủ tịch WB về tài chính và tăng trưởng công bằng Indermit Gill, nêu rõ: "Tình hình này chẳng khác gì cú sốc hàng hóa lớn nhất mà chúng ta từng trải qua kể từ những năm 1970."

Cú sốc năng lượng đang trở nên ngày càng trầm trọng bởi các hạn chế thương mại, giá lương thực, nhiên liệu và phân bón tăng cao. 

Ông Gill cảnh báo: "Những diễn biến này đã bắt đầu làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng lạm phát đình đốn."

Ông cũng kêu gọi chính phủ các nước tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước và tránh có các hành động gây phương hại cho nền kinh tế toàn cầu.

Theo báo cáo của WB, mức tăng giá năng lượng trong 2 năm qua trở thành mức tăng lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ.

Giá dầu thô Brent dự báo sẽ ở mức trung bình là 100 USD/thùng trong năm nay, mức cao nhất kể từ năm 2013, do cuộc xung đột ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga.

Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu dự báo sẽ tăng gấp đôi so với năm 2012 và giá than đá cũng tăng ở mức kỷ lục.

Giá ngũ cốc và phân bón đã ghi nhận mức tăng giá cao nhất kể từ năm 2008, với giá lúa mì trong năm nay đã tăng cao kỷ lục. 

Theo WB, nhìn chung, giá các loại hàng hóa không phải năng lượng, dự báo sẽ tăng 20% trong năm nay trước khi thuyên giảm, song sẽ vẫn ở mức trên trung bình trong 5 năm qua.

Theo Vietnam+

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top