Đề tài “nóng” của báo chí quốc tế

15:40 27/06/2016 - Thế giới
Nước Anh sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử vẫn là đề tài nóng nhất trên báo chí quốc tế những ngày qua.

Sau cuộc trưng cầu dân ý, Chính phủ cầm quyền của Anh án binh bất động, nội bộ Đảng đối lập lục đục, phe ủng hộ Anh rời khỏi EU chưa biết làm gì tiếp theo, trong khi người dân hoang mang đòi trưng cầu dân ý lại. Tình hình nước Anh đang rất rối ren. Đây là đề tài được nhiều tờ báo quan tâm phân tích.

* Tờ Người bảo vệ nhận định: Nước Anh đang bước vào một giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thể chế và chính trị, khi các nhà lãnh đạo EU đòi London phải đàm phán rời khỏi liên minh này càng sớm càng tốt.

Tuyên bố của châu Âu đến vào thời điểm Đảng Bảo thủ cầm quyền và Công đảng đối lập đều đang đối diện với trận chiến giành quyền lãnh đạo đầy chia rẽ, bất ổn. Bên phía Đảng Bảo thủ cầm quyền đó là cuộc cạnh tranh trở thành người kế nhiệm Thủ tướng David Cameron.

* Trong khi vấn đề nội bộ chưa giải quyết xong, Anh lại đối diện thêm áp lực từ châu Âu. Châu Âu muốn nhanh chóng “ly dị”, nhưng nước Anh lại muốn có thời gian để suy nghĩ thấu đáo. Theo phân tích của trang tin CBS, trái ngược với những đòi hỏi của các quan chức châu Âu, lãnh đạo của phong trào "Nước Anh rời EU" lại hoàn toàn im lặng.

* Tờ Thời báo New York chỉ ra lý do cho sự im lặng trên. Theo tác giả bài viết, đó là bởi những lãnh đạo của chiến dịch Brexit vẫn còn bất đồng về mối quan hệ họ muốn xây dựng với EU trong tương lai.

* Người Anh bất đồng nhưng châu Âu cũng chẳng đoàn kết hơn. Theo Nhật báo phố Wall, có sự khác nhau trong tông giọng của các nước EU về vấn đề ra đi của nước Anh. Trong khi Ngoại trưởng 6 quốc gia sáng lập EU kêu gọi London nhanh chóng bắt đầu thủ tục ra đi, Thủ tướng Đức Angela Merkel lại tỏ dấu hiệu không vội vàng cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác thương mại và kinh tế lớn nhất của Đức.

Tác giả bài viết nhìn nhận, sự lẫn lộn trong thông điệp của EU cho thấy rằng các thành viên của liên minh này với những khác biệt về lợi ích có thể sẽ khó tìm được cách tiếp cận thống nhất để giải quyết thách thức từ việc nước Anh rời khỏi EU.

 

Theo VTV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top