Nobel Hòa bình 2021: Vinh danh các nhà báo

16:23 10/10/2021 - Thế giới
Ủy ban trao giải cho biết 2 nhân vật giành giải năm nay "đại diện cho tất cả các nhà báo dám bảo vệ lý tưởng trong một thế giới mà báo chí phải đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi".

Hai đồng chủ nhân Giải Nobel Hòa bình năm 2021. Ảnh: nobelprize.org.

Ngày 8/10, tại Viện Nobel Na Uy ở thủ đô Oslo (Na Uy), hai nhà báo người Philippines và Nga là Maria Ressa và Dmitry Muratov đã được vinh danh giải Nobel Hòa Bình. Ủy ban trao giải cho biết 2 nhân vật giành giải năm nay "đại diện cho tất cả các nhà báo dám bảo vệ lý tưởng trong một thế giới mà báo chí phải đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi".

Theo thông tin từ Ủy ban trao giải, sau 2 thập niên làm phóng viên của đài CNN (Mỹ), bà Maria Ressa trở về Philippines và tham gia đồng sáng lập báo Rappler năm 2012. Báo Rappler đã đẩy mạnh hoạt động báo chí điều tra các vấn đề xã hội của Philipines, đồng thời cũng phản đối cách mà phương tiện truyền thông xã hội đang bị sử dụng để lan truyền tin tức giả mạo, quấy rối đối thủ và thao túng các cuộc thảo luận của công chúng.

Trong khi đó, nhà báo người Nga Dmitry Muratov là tổng biên tập của tờ báo độc lập Novaya Gazeta, nơi ông làm biên tập từ năm 1995 đến năm 2017. Kể từ khi được thành lập vào năm 1993, Novaya Gazeta là một tờ báo nổi tiếng về việc đưa tin điều tra các vấn đề từ tham nhũng, bạo lực, gian lận....

Ngay sau khi giải thưởng được công bố, Người phát ngôn của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov đã gửi lời chúc mừng nhà báo Muratov và ca ngợi ông là một người tài năng và can đảm.

Liên Hợp Quốc cũng gửi lời chúc mừng đến các nhà báo đạt giải Nobel Hòa bình. Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Alessandra Vellucci nhấn mạnh: "Tổng thư ký đã nhiều lần nói về tầm quan trọng của các thông tin đáng tin cậy, được xác minh và dễ tiếp cận, và tầm quan trọng của mọi người trong việc bảo vệ quyền tự do báo chí. Vì vậy, tôi nghĩ đây  là một giải thưởng tuyệt vời và phần nào đó cũng là một sự công nhận cho công việc mà các nhà báo đã làm để mang đến người đọc, người nghe, người xem những  thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là những đóng góp của các nhà báo vào các vấn đề quốc tế".

Năm ngoái, giải Nobel Hòa bình được trao cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc vì nỗ lực chống lại nạn đói trên toàn cầu và đóng góp cho hòa bình ở những khu vực bị chiến tranh tàn phá.  

Năm nay có 329 ứng viên được đề cử giải Nobel hòa bình, bao gồm 234 cá nhân và 95 tổ chức.

Kể từ năm 1901 đến nay đã có 101 giải Nobel Hòa bình được trao cho 135 cá nhân và tổ chức./.

Châu Anh/VOV1

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top