Những nét đặc sắc Tết cổ truyền Bunpimay Lào

16:49 16/02/2022 - Thế giới
Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bộ ảnh Tết Bunpimay - Lào của Nhà báo - NSNA Trần Duy Ngoãn - người có nhiều năm gắn bó với đất nước Lào tươi đẹp.

Lễ chùa ngày Tết ở Vientiane

Tết Bunpimay (Bunhot Nậm hay còn gọi là Tết té nước) đón năm mới của nhân dân các bộ tộc Lào được tổ chức từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 4 Dương lịch hàng năm. Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành Quốc đạo.

Té nước trên đường phố

Theo truyền thống cách đây hàng nghìn năm, mỗi khi Tết đến Xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước. Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Với người Lào, những phong tục trong lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh phúc, đất nước thanh bình, thịnh vượng, là dịp để nuôi dưỡng và hun đúc, phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc. Cùng với té nước người ta thường dành cho nhau những lời chúc tốt lành, cầu mong may mắn cho mọi người trong năm mới.

Lễ buộc chỉ cổ tay chúc mừng năm mới tại gia đình

Ngày đầu năm, ngoài tục vẩy nước, té nước còn diễn ra nhiều hoạt động vui, khỏe gắn với sông nước như các cuộc đua thuyền trên sông Mêkông, xây tháp cát, phóng sinh cho rùa, cá, cua, chim, các trò chơi dân gian, buộc chỉ cổ tay, lễ cầu may, chúc phúc tạ các gia đình…

Lễ rước nữ chúa Xuân (Nangsangkhane) ngày đầu năn mới đến Chùa cổ Vat Xiêng Thoong (Luong Prabang)

Nhưng đặc sắc nhất là lễ rước Nang Sangkhane (Nữ chúa Xuân) ở cố đô Luang Prabang, với bảy cô gái đóng vai bảy người con của Kabinlaphom - Thần bốn mặt, là vị thần có công đem những điều tốt lành cho dân Lào.

Hội đua thuyền trên Sông Mê Kông ngày Tết

Mỗi năm trước lễ hội, địa phương thường tổ chức thi hoa hậu để tuyển bảy cô gái đẹp người, đẹp nết, làm ăn chăm chỉ và giỏi giang trong cuộc sống sẽ được tôn làm chúa Xuân. Ðến giờ hoàng đạo, đoàn rước nữ chúa xuân thật tưng bừng. Một cô gái đóng chúa Xuân một tay gươm, một tay cầm vòng lửa cùng 6 người em gái xiêm y rực rỡ ngồi trên xe trang hoàng lộng lẫy.

Lễ rước voi qua đường phố ở Luông Pra băng

Trong đoàn diễu hành, người ta mang mặt nạ Pu Nhơ và Nha Nhơ, theo truyền thuyết là người đàn ông và đàn bà đầu tiên sinh ra dân tộc Lào. Ði theo đoàn rước là một dòng người nối tiếp nhau vừa đi, vừa múa hát trong tiếng trống náo nức, rộn ràng. Người bên đường tươi cười té nước mát cho đoàn hội, chúc nhau những lời đẹp nhất của năm mới.

Nangsangkhane ôm Thần bốn mặt  thần Brahma vào nhà thở cổ  trong lễ rước

Khất thực ngày đầu năm của các sư ở các Chùa

Các vị sư được mời đến làm Lễ cúng cầu phúc tại gia đình đầu năm mới

Nhà báo - NSNA, TRẦN DUY NGOÃN

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top