Cảnh báo hậu quả của sớm dỡ hạn chế chống Covid-19

14:19 31/07/2021 - Thế giới
Một nghiên cứu mới dấy lên lo ngại rằng, nới lỏng các hạn chế chống Covid-19 trước khi các nước tiêm chủng đầy đủ cho dân có thể làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển của các chủng virus kháng vắc xin.

Một điểm xét nghiệm Covid-19 ở sân bay Arlanda, phía bắc Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: Reuters

Kết quả mô hình hóa do Viện Khoa học và công nghệ Áo thực hiện trong một nghiên cứu toàn châu Âu cùng Ngân hàng Tây Ban Nha và Trường Y thuộc Đại học Geneva khuyến cáo, các chính phủ nên duy trì những hạn chế chống Covid-19 cho đến khi họ đã chủng ngừa đầy đủ cho dân hoặc đạt miễn dịch cộng đồng để tránh sự gia tăng của các biến thể virus kháng vắc xin.

Theo báo RT, cảnh báo được đưa ra khi một số quốc gia bắt đầu cho dỡ bỏ các lệnh phong tỏa hoặc hạn chế, trở lại cuộc sống bình thường khi họ đạt được bước tiến lớn trong chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Ví dụ, Anh đã bỏ mọi quy định giới hạn vào "Ngày tự do" 19/7, trong khi Liên minh châu Âu gần như tái mở cửa cho đi lại trong khối và quốc tế nhằm giúp các nền kinh tế nội khối hồi phục.

Các nhà nghiên cứu đã mô phỏng cách Covid-19 sẽ chịu tác động ra sao vì các chương trình tiêm chủng quốc gia, bao gồm cả sự xuất hiện của các chủng kháng vắc xin tiềm tàng, ảnh hưởng đến một đất nước 10 triệu dân trong 3 năm.

Dù các nhà khoa học phát hiện việc nhanh chóng tiêm vắc xin cho dân làm giảm nguy cơ phát triển của các chủng đột biến, nhưng nguy cơ lớn nhất về các biến thể kháng vắc xin xuất hiện khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng sớm, trước khi các nước đạt miễn dịch cộng đồng.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, sự phát tán của biến thể Delta khắp châu Âu là bằng chứng cho thấy virus có thể lây lan nhanh chóng ở những người chưa được tiêm chủng, gây áp lực lên các dịch vụ y tế trong nước.

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho đến nay, hơn 3,8 tỷ liều vắc-xin ngừa Covid-19 đã được tiêm khắp toàn cầu. Song, hiện có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ chủng ngừa cho dân giữa các quốc gia phương Tây giàu có hơn với các quốc gia châu Phi đang vật lộn để đảm bảo đủ nguồn cung vắc xin.

Theo Vietnamnet

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top