Các nữ lãnh đạo trên thế giới từng học ngành gì?

20:26 08/03/2017 - Thế giới
Phụ nữ trên toàn thế giới đang ngày càng khẳng định mình trong vai trò lãnh đạo.

Bà Angela Merkel. Ảnh: REUTERS

Dưới đây là danh sách một số nhà lãnh đạo nữ quyền lực và ngành học mà họ đã từng theo đuổi, theo tổng hợp từ trang Master Studies.

Angela Merkel

Người phụ nữ quyền lực nhất nước Đức đã có bằng tiến sĩ về hóa lý học từ Đại học Leipzig. Bà đã làm việc với vị trí là một nhà hóa học tại Học viện Hóa lý Trung Ương, Học viện Khoa học trong khoảng thời gian 1978 - 1990. Angela Merkel chính thức bước vào chính trường và trở thành nữ thủ tướng của Đức vào năm 2005.

Ellen Johnson-Sirleaf

Bà Ellen Johnson-Sirleaf không chỉ là nữ lãnh đạo đầu tiên của Liberia khi nhậm chức tổng thống vào năm 2006, mà còn là người phụ nữ đầu tiên giữ vị trí tổng thống tại châu Phi. Trước khi tham gia chính trường, bà đã từng theo học và có bằng thạc sĩ ngành Quản trị công tại Trường chính trị John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard vào năm 1971. Sau đó, bà trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính Liberia. Người phụ nữ tài năng này còn nhận được giải Nobel Hòa bình vào năm 2011 cho những đấu tranh vì sự an toàn và quyền của phụ nữ.

Bà Ellen Johnson-Sirleaf. Ảnh: AFP

Erna Solberg

Tuy được chẩn đoán mắc chứng khó đọc từ năm 16 tuổi, nhưng bà Erna Solberg đã không ngừng phấn đấu, tham gia nghiên cứu ngành xã hội học, khoa học chính trị và kinh tế thống kê tại Đại học Bergen. Sau đó bà còn khẳng định tinh thần, nghị lực mạnh mẽ bằng một sự nghiệp chính trị thành công khi nhậm chức Thủ tướng Na Uy từ năm 2013.

Michelle Bachelet

Bà Michelle Bachelet đã vượt qua rất nhiều thử thách để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Chile trong nhiệm kỳ 2006 - 2010, và tiếp tục tái đắc cử vào năm 2014. Sau nhiều năm sống tại Úc và Đức, bà đã trở về quê hương để theo đuổi và tốt nghiệp chuyên ngành y khoa tại Đại học Chile.

Aung San Suu Kyi

Trước khi giữ vị trí lãnh đạo đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã học khoa tiếng Myanmar tại Đại học Delhi, triết học, chính trị và kinh tế tại Đại học Oxford trong những năm 1970-1980. Bà cũng đã giành được giải Nobel Hòa bình vào năm 1991 cho những nỗ lực vì dân chủ và nhân quyền.

Bà Theresa May. Ảnh: REUTERS

Kể từ tháng 7.2016, bà Theresa May trở thành người đứng đầu của Vương quốc Anh và là nữ thủ tướng thứ hai trong lịch sử nước này. Bà Theresa May đã học tại Đại học Oxford, chuyên ngành địa lý. Mới đây bà đã có mặt trong danh sách 50 người quyền lực nhất trong việc xây dựng giáo dục tại Anh sau sự kiện Brexit.

Theo Thanh Niên

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top