Báo chí thế giới 2016: Thận trọng và hoài nghi

23:54 14/02/2017 - Thế giới
Năm 2016 đã khép lại cùng với dư âm của những sự kiện chấn động toàn cầu: nước Anh ra khỏi liên minh châu Âu, tỷ phú Trump làm Tổng thống Mỹ.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP

Tin giả (Fake news)

Đây là những câu chuyện đùa dựa trên nhân vật và sự kiện có thật, thường được đưa lên những trang web trào phúng mang tính chất giải trí, nhưng lại được người dân chia sẻ qua mạng xã hội và qua kênh thông tin truyền miệng. Đã có thống kê cho thấy, các trang tin giả nhận được nhiều tương tác trên Facebook hơn 19 hãng tin gộp lại. Facebook mạnh miệng tuyên chiến với tin giả nhưng đây vẫn được coi là nhiệm vụ bất khả thi do các chuyên gia cho biết phát hiện tin giả còn phức tạp hơn cả tạo ra chúng.

Facebook giao dự án lập trình lọc bỏ tin giả cho một nhóm học sinh, sinh viên, cho thấy tương lai thông tin đang đặt trong tay người trẻ, lực lượng tiên phong trong việc sử dụng thông tin mạng và sẽ chịu trách nhiệm trước những thông tin họ chia sẻ.

Phần lớn tin giả trong nửa cuối năm 2016 mang nội dung có lợi cho Tổng thống đắc cử Mỹ D. Trump (ví dụ, tin Giáo Hoàng ủng hộ D. Trump). Băng ghi âm từ 11 năm trước lộ ra chuyện D. Trump hành xử khiếm nhã với phụ nữ, cũng được coi là một tin thật có tính chất giật gân như tin giả, khiến cho ranh giới giữa tin thật, tin giả trong kỳ tranh cử Tổng thống Mỹ 2016 ngày càng khó xác định. Chuyện D. Trump lộ băng ghi âm một lần nữa khẳng định nguyên tắc thận trọng với báo giới: không nói hớ với nhà báo vì mọi lời nói đều có thể bị ghi âm dù vô tình hay có chủ đích.

Trong nỗ lực ngăn chặn các tin đồn, tin giả, báo chí đang có xu hướng bỏ phần bình luận của bạn đọc. Quyền sáng tạo nội dung trở về tay người làm báo chuyên nghiệp sau một vài năm cho phép bạn đọc thoải mái viết thêm thông tin dưới mỗi bài báo.

Kiểm chứng dữ liệu (Fact checking)

Đây là một nhánh mới hình thành trong nghề báo. Dịch vụ kiểm chứng dữ liệu bùng nổ, kiểm chứng cả thông tin trôi nổi trên mạng lẫn thông tin do báo chí chính thống đưa ra. Kiểm chứng để không mặc nhiên coi thông tin chính trị gia nói là đúng, chính là cách báo chí lấy lại tính cân bằng khi tường thuật trực tiếp.

CNN, Bưu điện Washington đồng loạt đưa ra những kiểm chứng dữ liệu hằng tuần. ABC (Australia) thu hẹp đầu tư tài chính cho ban kiểm chứng dữ liệu để chuyển dịch vụ này ra thuê ngoài.

Viện Báo chí Pyonter, Mỹ, nơi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ làm báo, nay bắt đầu quảng bá các khoá học kiểm chứng, với lời hứa hẹn sẽ trang bị cho nhà báo kỹ năng kết nối với người kiểm chứng ngay tại thời điểm nhân vật phát ngôn, để đặt câu hỏi lại cho nhân vật trong các chương trình phát sóng trực tiếp.

Xu hướng kiểm chứng trong báo chí hy vọng sẽ làm giảm những phát ngôn không đúng đắn (ví dụ như “Ford chuyển nhà máy sang Mexico” hay “nước mắm truyền thống có Asen”). Dịch vụ kiểm chứng ngay lập tức sẽ góp phần hạn chế tốc độ lan toả của những tin tức sai, và giành lại niềm tin của công chúng dành cho báo chí chính thống.

Thể loại báo chí dạng dài (long form journalism) tái xuất như một trong những hệ quả tất yếu của sự đa dạng thông tin. Trước đây, báo chí dạng dài thường được trình bày trong một cuốn sách vài trăm trang với cốt truyện và nhân vật có thực. Hiện nay, không gian mạng đang trở thành nơi phù hợp để xuất bản thể loại báo chí dạng dài, đáp ứng việc trình bày các câu chuyện có nhiều dữ liệu phức tạp. Nhà báo sản xuất sản phẩm báo chí dạng dài vừa phải chạy theo dòng thời sự, vừa phải phân tích sâu về nội dung, có khả năng kể chuyện hấp dẫn, có thắt nút, mở nút, các tuyến nhân vật, và trình bày đa phương tiện, làm cho sản phẩm báo chí dạng dài trở thành một bài báo hoàn chỉnh, chứ không phải là tập hợp các thông tin rời rạc về cùng một chủ đề như dạng cổng thông tin điện tử.

Kỷ nguyên thông tin Hậu Sự thật (Post-Truth)

Không ai có thể ngờ những suy nghĩ thiên về lợi ích cá nhân (như việc bỏ phiếu bầu cho ông D. Trump, hay chọn Brexit) lại có thể tạo cơn sóng xáo trộn toàn cầu. Phần lớn các suy nghĩ này thuộc loại “tay nhanh hơn não”, quyết định đưa ra trước khi con người tiếp nhận đủ thông tin đúng (ví dụ dân Anh tìm hiểu về EU chỉ sau khi chọn ra khỏi EU). Quá trình nhận thức đầy đủ (và có phần tiếc nuối) chỉ xảy ra sau khi đã có quyết định cuối cùng không thể thay đổi được. Lúc này công chúng mới đổ xô đi tìm thông tin lý tính, thứ mà đáng lẽ ra họ phải tìm hiểu từ trước khi ra quyết định. Thông tin hậu sự kiện (post-post), hậu hiện thực (postfact) mới chính là thông tin đầy đủ (nhưng đã muộn) mà công chúng tiếp nhận.

Năm 2016 ảm đạm vì xu hướng dùng bạo lực với nhà báo. Ở Việt Nam, xu hướng này gia tăng khi có một loạt các vụ hành hung nhà báo do hung thủ giấu mặt. Cuộc mưu sinh của các toà soạn báo cũng là vấn đề đau đầu dai dẳng. Telegraph (Anh) từ bỏ pay-wall (trả tiền để truy cập vào trang), quay về loại hình độc giả trả tiền định kỳ như báo giấy để xem báo điện tử. Sau thập kỷ thử nghiệm sản xuất tin bài đa lĩnh vực, nhật báo phố Wall (Mỹ) thay đổi chiến lược kinh doanh, giảm số trang báo in để chỉ xuất bản những trang thông tin tài chính cốt lõi của tờ báo. Một lần nữa khẳng định “lý thuyết cái đuôi dài” trong báo chí: phục vụ nhu cầu tổng hợp sẽ dễ phá sản, phục vụ thị trường ngách sẽ sống sót.

Một năm vất vả của làng báo thế giới đã qua. Hy vọng rằng Kỷ nguyên thông tin Hậu Sự thật của năm cũ sẽ là tiền đề cho thời kỳ báo chí mới, hồi sinh những giá trị làm báo chuyên nghiệp và nhân văn./.

Mạch Lê Thu (Từ Australia)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top