Pháo đài không tiếng súng trong kỷ nguyên số

Trải qua 98 năm hình thành và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục minh chứng vai trò của mình là tuyến đầu trên mặt trận tư tưởng, người làm báo là chiến sĩ xung kích đi đầu, để mọi tuyến lửa đều có “bài hịch cách mạng” khơi dậy tinh thần chiến đấu, dâng cao sức mạnh tinh thần mà hoàn thành nhiệm vụ. Trên diễn trình cách mạng của dân tộc và đất nước cho đến kỷ nguyên số ngày nay, vai trò của báo chí vẫn không thể thay thế, là “vũ khí” của chính trị, có vai trò biện chứng với nền kinh tế, bệ đỡ cho văn hóa - nghệ thuật… Đặc biệt, báo chí cách mạng còn vững vàng là pháo đài không tiếng súng, đấu tranh với những xu hướng phản cách mạng để bảo toàn giá trị cho sự nghiệp của Đảng, Nhà nước cùng nhân dân.

Tuyến đầu xung kích

Từ khi thành lập và phát triển cho đến nay, trải qua nhiều biến thiên của lịch sử và sự phát triển của thế giới, báo chí cách mạng vẫn luôn là tuyến đầu xung kích trên các mặt trận, dương cao ngọn cờ đi trước nhằm mở cửa tinh thần, dẫn lối tư tưởng với mục đích hỗ trợ thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội,… bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện khát vọng hòa bình.

Lần dấu lịch sử về cội nguồn của báo chí nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bắt đầu con đường cách mạng của mình và nhóm lửa kháng chiến trên toàn nước Việt cũng đã chọn báo chí làm phương tiện dẫn lối đi đầu. Người sáng lập ra tờ báo đầu tiên của Việt Nam và tiến hành các hoạt động tuyên truyền nhằm mở rộng phạm vi cách mạng, cổ động, huấn luyện và tổ chức dân chúng nhằm mục đích cuối cùng là kháng chiến và kiến quốc. Khi bước vào giai đoạn khó khăn cuối năm 1946, đầu năm 1947 của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thông qua báo chí để trao đổi với cán bộ, nhân dân về “đường lối toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến với phương châm lâu dài và dựa vào sức mình là chính”, trong đó, báo chí cần làm cho nhân dân hiểu rõ “…nó lấy vũ lực ta không sợ. Nó lấy chính trị, ta không mắc mưu. Nó lấy kinh tế phong tỏa, thì ta lấy kinh tế ta đánh nó. Ta tăng gia sản xuất. Ta lợi hơn nó là nó không thể kéo dài được, mà ta thì có thể kéo dài”. [1]

Cho đến nay, khi đất nước đã hòa bình và nhập cuộc với thế giới, phương thức sản xuất cùng công cụ sản xuất cũng thay đổi phần nhiều, báo chí cách mạng vẫn giữ vị thế là lá cờ xung kích trên nhiều mặt trận.

Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí luôn phải mang tính Đảng thì mới trở thành báo chí thực thụ_Ảnh: TL. 

Trước nhất, báo chí là “vũ khí” sắc bén trên mặt trận chính trị. Xuất phát từ chức năng tư tưởng, báo chí là công cụ hữu hiệu và quan trọng trong quá trình tác động và giáo dục tư tưởng, tình cảm của quần chúng, giúp thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng. Với cách mạng, báo chí là chính trị, và hoạt động chính trị dựa trên báo chí. Trong quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, báo chí luôn phải mang tính Đảng thì mới trở thành báo chí thực thụ. Do vậy, hoạt động báo chí chính là hoạt động chính trị, phục vụ mục đích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nói rộng ra là toàn thể nhân dân đại chúng. Ngày nay, trong thời đại của kỷ nguyên số, báo chí góp phần tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là kênh truyền thông hai chiều hiệu quả giúp nhân dân trao đổi hiệu quả với đội ngũ lãnh đạo, gia tăng tính dân chủ trong quá trình xây dựng pháp luật.

Gần đây nhất, báo chí là kênh thông tin hiệu quả góp phần giúp Quốc hội thu thập ý kiến về nội dung dự thảo Luật đất đai sửa đổi. Trong thời gian chưa đầy 01 tháng, hơn 9 triệu lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã gửi về nhằm đưa ra ý kiến về dự thảo, trong đó có cả nhiều những luồng thông tin thu thập qua kênh báo chí. Chính phủ cũng đã đề ra chủ trương ưu tiên thời lượng khung giờ vàng để phổ biến rộng rãi nội dung pháp luật quan trọng.

Trên mặt trận kinh tế, văn hóa - xã hội, báo chí đặt mình trong mối quan hệ biện chứng với những vấn đề thời sự, đồng hành cùng các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Sự phát triển của nền kinh tế được báo chí theo dõi sát sao, một mặt thông tin hỗ trợ, mặt khác mở đường khơi thông mạch phát triển. Nền kinh tế phát triển vững bền được là nhờ có chiến lược đúng đắn cùng giải pháp hữu hiệu, được triển khai hiệu quả và đồng bộ trên cả bộ phận quản lý lẫn nhóm doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và toàn thể xã hội. Báo chí, trong bối cảnh đó, góp phần phổ biến chủ trương, định hướng phát triển kinh tế để thu hút các nguồn lực nhằm tạo nên mũi tiến công nhanh, mạnh về kinh tế.

Đất nước có vững mạnh hay không, còn nằm ở chiều sâu giá trị văn hóa dân tộc. Báo chí cách mạng đã luôn nghiêm túc là kênh thông tin tuyên truyền những nét đẹp văn hóa giàu giá trị lịch sử, đồng thời chọn lọc các giá trị văn hóa hiện đại mới nổi phù hợp với thuần phong mỹ tục, từ đó góp phần là bản lề cho công chúng soi chiếu, phân biệt và lựa chọn. Trong công tác tuyên truyền Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, báo chí đóng vai trò chủ chốt nhằm nhấn mạnh và nhắc lại văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc. Và cũng trong thời điểm hội nhập quốc tế với đa dạng các xu hướng văn hóa du nhập, báo chí giữ vai trò giáo dục, phản biện xã hội nhằm lưu giữ các giá trị văn hóa phù hợp.

Xung trận

Khi đất nước đã hòa bình, nhưng trên mặt trận tư tưởng vẫn còn bè lũ phản cách mạng, báo chí vẫn luôn sẵn sàng tinh thần xung trận để chống lại các xu hướng “diễn biến hòa bình”, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ với kỷ nguyên số thống trị nhiều lĩnh vực hoạt động. Trong đó, mặt trận thông tin toàn cầu đang bùng nổ và biến đổi liên tục với nhiều làn sóng, mà làn sóng sau lại cấp tiến hơn làn sóng trước. Nhiều trang web xuất hiện với số lượng tăng theo cấp số nhân, các bài viết cung cấp thông tin được sản xuất và xuất bản liên tục trên không gian mạng. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo (AI) xuất hiện cũng tạo nên các đột phá trong công tác sản xuất thông tin mà cộng đồng quốc tế phải bất ngờ. Tuy nhiên, cùng với nhiều đóng góp tích cực, những đột phá công nghệ của kỷ nguyên số đồng thời tiếp tay cho các thế lực đang tiến hành cuộc chiến âm thầm “chuyển hóa hòa bình”.

Báo chí góp tiếng nói bảo vệ nền tảng tư tưởng và bảo vệ thành tựu phát triển để con thuyền của Đảng, Nhà nước và nhân dân_Ảnh minh họa. 

Các thế lực sử dụng công nghệ nhằm tiếp tục những nhành vi xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; Âm mưu thực hiện “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập” trong các nước xã hội chủ nghĩa; Gây mâu thuẫn nội bộ, phá vỡ sự đồng thuận xã hội, lôi kéo, làm suy yếu tư tưởng chính trị; làm chệch hướng phát triển kinh tế, lũng đoạn kinh tế; Chuyển hóa văn hóa, đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa; Thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa”… Nhờ vào các công cụ tiếp cận lượng lớn công chúng trên Internet, theo cách ẩn danh hoặc mượn danh những người vì cộng đồng, các thế lực triển khai lợi dụng các thông tin xấu, độc, khai thác hoặc bẻ cong sự thật đều điều hướng nhận thức của công chúng. Các thế lực thù địch đưa ra những luận điệu lập lờ, lẫn lộn giữa hai mặt tích cực và tiêu cực, giữa tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đến đảng viên và nhân dân… hướng đến mục tiêu làm người dân hoài nghi về một “xã hội khác”.

Đối mặt với bè lũ chống phá, báo chí cách mạng không ngừng tuyên truyền về các thành tựu xây dựng đất nước, phát triển kinh tế dưới nhiều hình thức và nội dung đa dạng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí tổ chức chiến dịch truyền thông thống nhất, đa dạng, rộng rãi, nhằm tăng tính hiệu quả và sức lan tỏa. Những tòa soạn gắn bó sâu sắc hơn với nhân dân trên không gian Internet, trở thành điểm thông tin an toàn, đáng tin cậy. Đồng thời, các nhà báo uy tín của liên tục phản biệu các luận điệu xuyên tạc, chống phá thành tựu phát triển của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Các chuyên trang, chuyên mục “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”, “Nhận diện sự thật”,… trên các báo, tạp chí đưa ra cái nhìn thấu đáo và toàn cảnh, khẳng định quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, công trình phát triển của đất nước. Công tác của báo chí hoạt động chặt chẽ, đồng hành cùng lực lượng quân đội, công an nhân dân trong công tác phòng, chống các luồng tư tưởng xấu, độc trên không gian mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng”. Trên mặt trận không tiếng súng, nhưng âm vang của những “bài hịch cách mạng”, “tiếng gọi non sông” từ các làn sóng báo chí vẫn vang rung cả đất trời. Từ đó, góp tiếng nói bảo vệ nền tảng tư tưởng và bảo vệ thành tựu phát triển để con thuyền của Đảng, Nhà nước và nhân dân tiếp tục vươn khơi tiến về phía trước.

A.Đ

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tập 5, tr. 72-73

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top