Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Nhiều đổi mới trong kỳ thi năng khiếu báo chí

Thi cảm thụ hình ảnh, phỏng vấn trực tiếp, học hai bằng song song… là những điểm đổi mới trong kỳ thi đại học năm nay của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Các thí sinh thi phải trải qua vòng phỏng vấn. Hội đồng gồm có 3 người, sẽ hỏi các em xoay quanh vấn đề nghề nghiệp

PGS.TS Lưu Văn An, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã cung cấp những thông tin về kế hoạch tuyển sinh cũng như những điểm đổi mới đáng chú ý của của thi năng khiếu báo chí 2016 tại ngôi trường đào tạo báo chí hàng đầu cả nước.

“Thi năng khiếu báo chí là cơ hội để thí sinh bộc lộ khả năng của mình. Mọi sự thay đổi đều là có lợi cho thí sinh”, ông An nhấn mạnh.

* Ông đánh giá thế nào về kỳ thi năng khiếu báo chí 2015 của Học viện?

– Ông Lưu Văn An: Năm 2015, bên cạnh việc lấy kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức thi tuyển sinh vào ngành báo chí theo phương thức tuyển sinh riêng. Kết quả thi năm vừa rồi cho thấy, chất lượng sinh viên của ngành báo chí đã được nâng lên hẳn. Khảo sát đánh giá sơ bộ, các em yên tâm hơn với ngành nghề đã chọn, kết quả học tập năm đầu tiên tốt hơn hẳn.

* Vậy kỳ thi năng khiếu báo chí năm 2016 của Học viện có gì đổi mới?

– Trên cơ sở kinh nghiệm tuyển sinh 2015, Học viện có một số đổi mới. Trong đó, có 3 đổi mới đáng chú ý.
Thứ nhất, về hình thức thi, hai chuyên ngành báo ảnh và quay phim truyền hình trong ngành báo chí là có thay đổi lớn nhất. Ngoài các yêu cầu thi như cũ, các thí sinh thi hai chuyên ngành sẽ phải thi bổ sung cảm thụ hình ảnh và phỏng vấn trực tiếp với hội đồng thi.
Thứ hai là các thí sinh thi đỗ vào Học viện sẽ chọn chuyên ngành chính thức sau 2 năm học cơ sở ngành. Việc chọn chuyên ngành sẽ dựa trên 3 tiêu chí: Quá trình học tập 2 năm, sự lựa của chính các em và kết quả thi đầu vào từ năm nhất. Với những chuyên ngành có số lượng đăng ký quá lớn sẽ xét duyệt từ cao xuống thấp.
Thứ ba, sinh viên có khả năng học tập, sẽ có quyền học thêm bằng thứ hai. Ví dụ, sau khi các em đã học xong cơ sở ngành, các em có quyền học một lúc 2 chuyên ngành. Có thể vừa học báo phát thanh, vừa học báo viết…

* Vậy đâu là lý do để nhà trường có sự đổi mới này?

– Đối với báo ảnh và quay phim truyền hình có tính chất nghề nghiệp riêng, không chỉ viết mà anh phải có khả năng cảm thụ hình ảnh hội họa và yêu cầu cảm nhận. Hơn nữa, đây cũng là yêu cầu bắt buộc của nền báo chí hiện đại.
Trong quá trình đào tạo tại Học viện, các thầy cô nhận biết rằng không phải em nào học báo chí cũng phù hợp để học báo ảnh và quay phim truyền hình nên phải có một cuộc thi năng khiếu riêng, khác so với các chuyên ngành khác. Nếu các em được phát hiện năng khiếu ngay từ đầu sẽ tốt hơn cho công tác đào tạo sau này.
Việc thay đổi hình thức đào tạo, mục đích là để đảm bảo khi ra trường các em có nhiều cơ hội hơn khi đi xin việc ở các cơ quan báo chí, cơ quan đa phương tiện như hiện nay.

* Ông có thể nói rõ hơn về hình thức thi cảm thụ hình ảnh?

– Với báo ảnh, các em sẽ nhận xét một bức ảnh hoặc một loạt ảnh, về bố cục, nội dung, hình thức và ý nghĩa bức ảnh đó.
Với chuyên ngành quay phim truyền hình, các em sẽ xem một đoạn clip từ 1 – 3 phút, sau đó đưa ra bình luận về clip đó với những tiêu chí về nội dung, bố cục, cấu trúc… để kiểm tra được năng khiếu tạo hình cũng như kiến thức chính trị, xã hội của mỗi thí sinh.
Thứ 2, các thí sinh thi phải trải qua vòng phỏng vấn. Hội đồng gồm có 3 người, sẽ hỏi các em xoay quanh vấn đề nghề nghiệp. Qua đó, hội đồng sẽ đánh giá được khả năng giao tiếp, trình độ nhận thức ban đầu về ngành nghề mà các em lựa chọn. Từ đó sẽ đánh giá được em nào có năng khiếu ở chuyên ngành nào để dễ dàng phân loại sau này.
Với những chuyên ngành khác của ngành báo chí, các em sẽ được giao một chủ đề và viết bài luận trong vòng 400-500 từ. Thông qua đó, kiểm tra khả năng nhận diện, xử lý và giải quyết vấn đề.
Riêng chuyên ngành quay phim truyền hình thì phải đảm bảo thêm yêu cầu về sức khỏe: Nam cao từ 1,65 m trở lên, còn nữ phải cao từ 1,6 m trở lên.

* Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Theo Thanh niên

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top