Không chỉ là cảnh báo

18:05 09/09/2016 - Góc nhìn
Với xu hướng bùng nổ của các thiết bị thông minh có kết nối Internet hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của báo điện tử và các dịch vụ trực tuyến đi kèm thì nguy cơ về tấn công mạng đối với tất cả cơ quan, tổ chức ngày càng lớn, đặc biệt là các cơ quan báo chí sẽ là mục tiêu tấn công của tin tặc.
An toàn thông tin mạng ở các cơ quan báo chí:

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Nguy cơ hiện hữu

Hiện nay, các cơ quan báo chí phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp từ những nguy cơ thường gặp trong tấn công an ninh mạng như làm gián đoạn thông tin; làm sai lệch thông tin, đánh cắp thông tin, phá huỷ thông tin, làm lộ thông tin.

Nguy cơ thứ nhất và cũng thường xảy ra nhất là các kênh thông tin trực tuyến của cơ quan báo chí sẽ bị gián đoạn thông tin, nó trực tiếp làm mất tính thời sự của báo chí, kéo theo đó là số lượng truy cập thông tin trực tuyến sụt giảm đồng nghĩa với việc doanh thu từ các dịch vụ cũng sụt giảm. Nguy hiểm hơn, trong các thời điểm khủng hoảng (thiên tai, địch họa...), sự gián đoạn thông tin của các cơ quan báo chí chính trị đầu não có thể gây tổn hại đến an ninh quốc gia.

Mối hiểm họa thứ hai đến từ các tấn công chiếm quyền điều khiển máy chủ nội dung của tờ báo điện tử và làm sai lệch thông tin mà cơ quan báo chí đưa ra hoặc phát tán các thông tin sai sự thật, điều này dẫn đến sự sai lệch các thông tin nhạy cảm sẽ gây ra sự bất ổn và hoang mang cho xã hội và rất khó khăn để phục hồi lại nội dung gốc. Việc bị chiếm quyền điều khiển nội dung thì những thông tin mật, thông tin không chính thức của cơ quan hay thông tin cá nhân hoàn toàn có thể bị rò rỉ hoặc công bố trái phép. Hậu quả tất yếu của việc này là khủng hoảng, đặc biệt là những thông tin liên quan tới vấn đề quân sự, an ninh, hay ngoại giao.

Nguy cơ mất an ninh mạng đối với các báo điện tử ở Việt Nam thường gặp là bị tấn công từ chối dịch vụ làm gián đoạn thông tin trực tuyến, bị chiếm quyền điều khiển máy chủ của tờ báo điện tử bị thay đổi sang một giao diện khác với một số thông điệp đặc trưng của kẻ tấn công.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tấn công mạng đối với báo điện tử và xét về mặt kỹ thuật thì nguyên nhân có thể là lỗi cấu hình, phân quyền cho website, lỗi lập trình, lỗi nhiễm mã độc, lỗi hệ thống... Và thực tế khi gặp phải sự cố an ninh mạng, đa số các cơ quan báo chí đều bất ngờ và bị động vì chưa có quy trình hoạt động phòng ngừa và xử lý sự cố.

Phòng ngừa và xử lý sự cố an ninh mạng

Năm 2015, Quốc hội đã thông qua Luật An toàn thông tin mạng. Trong tương lai, cùng với các nghị định và thông tư hướng dẫn của Chính phủ, luật này sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho quốc gia mà còn cho mọi tổ chức trong đó có các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng thể hiện quyết tâm tạo chuyển biến trong nâng cao nhận thức về an toàn thông tin mạng bằng nhiều quyết định quan trọng, và gần nhất chính là quyết định số 898/QĐ-TTg về việc Phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020

Bên cạnh các văn bản pháp quy, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực hiện chức năng chính điều phối hoạt động ứng cứu sự cố máy tính trên toàn quốc cũng như cảnh báo kịp thời các vấn đề về an toàn mạng máy tính; là đầu mối hợp tác với tổ chức ứng cứu máy tính (CERT) nước ngoài cũng như thúc đẩy hình thành hệ thống các CERT trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp. Gần đây nhất, VNCERT đã đưa ra cảnh báo số 232 ngày 30/7/2016 với các chỉ dẫn rất cụ thể để tăng cường kiểm soát bảo đảm an toàn các hệ thống thông tin cho các cơ quan tổ chức. Ngoài việc theo dõi các cảnh báo từ VNCERT, khi xảy ra các sự cố tấn công mạng, các cơ quan báo chí có thể liên hệ trực tiếp với VNCERT để nhận được các hướng dẫn và hỗ trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo phòng tránh và xử lý có hiệu quả các sự cố tấn công mạng trong thực tế, tất cả các giải pháp nêu trên chỉ hiệu quả khi các cơ quan nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thông tin mạng.

Với tính chất đặc biệt quan trọng của báo chí, tiêu chí bảo đảm an toàn thông tin mạng cần phải được coi trọng trong tổng thể chiến lược của cơ quan báo chí để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Cao Minh Thắng

Phó Viện trưởng Viện CNTT và Truyền thông CDIT (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top