Ứng xử văn hóa của nhà báo trong bối cảnh thông tin mạng xã hội

17:16 25/10/2022 - Góc nhìn
Mặt tốt, ưu điểm, thành tựu của báo chí và đội ngũ người làm báo là cơ bản, chủ đạo. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, dưới tác động của nền kinh tế thị trường cùng sự phát triển của công nghệ 4.0, thách thức lớn nhất đối với người làm báo là tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Đặc biệt, trong“chợ trời thông tin hỗn độn”trên mạng xã hội hiện nay, người làm báo bản lĩnh cần phân biệt đâu thật, đâu giả và phải thực hành nghiêm đạo đức, quy tắc ứng xử văn hóa.

Những quy định dẫn đường cho ứng xử văn hóa của nhà báo

Ngày 16/12/2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam. Những quy định về đạo đức báo chí Việt Nam, bao gồm những nội dung cơ bản: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy định của pháp luật; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác. Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che dấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp. Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nhà báo, cơ quan báo chí thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp không tách rời việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Báo chí hiện hành; phép ứng xử văn hóa, coi đó là bổn phận, trách nhiệm, lương tâm hành nghề. Với vai trò và sứ mệnh cao cả của báo chí, từ mỗi bài viết, hình ảnh, chương trình phát thanh - truyền hình, mỗi thông điệp đều phải xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ Đảng, chế độ, vì lợi ích của nhân dân, của đất nước Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Những quy định về đạo đức nghề báo chính là sự thể hiện tập trung của hành vi ứng xử văn hóa trong các cơ quan báo chí, dẫn đường cho thực hành văn hóa báo chí. Điều 5 của Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam ghi rõ tính chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. Đó chính là quy định ứng xử có văn hóa, tối kỵ sự vu khống, xuyên tạc, can thiệp vào đời tư người khác, làm xấu đi bộ mặt tươi đẹp của đất nước, cộng đồng. Điều 7 của Quy định đạo đức yêu cầu nhà báo đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; đấy cũng chính là sự ứng xử văn hóa. Trong một cơ quan báo chí mà nội bộ lục đục, các nhà báo chia rẽ, phe nhóm, kiện cáo, mạt sát thậm chí dựng chuyện, nặc danh, mạo danh, đả kích, bôi xấu nhau thì không thể là cơ quan báo chí văn hóa. Và cứ đà ấy, làm sao báo chí đủ uy tín để thông tin, luận bàn, định hướng dư luận xã hội? Mới đây, kỷ niệm 97 ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Báo Nhân Dân đã phát động phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”.

Báo chí - loại hình lao động đặc thù, làm báo cũng là làm văn hóa, nhà báo chính là nhà văn hóa, nên càng đòi hỏi cao sự nêu gương, tính tự nguyện, tự giác, sự thức tỉnh lương tâm, tuân thủ chuẩn mực văn hóa - đạo đức của những người hành nghề. Luật Báo chí; Quy định đạo đức người làm báo; Bộ quy tắc ứng xử văn hóa chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội trong các cơ quan báo chí, giữa những người làm báo với nhau, giữa người làm báo với công chúng báo chí... gắn bó chặt chẽ, quan hệ biện chứng, tác động và hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cùng hướng tới mục tiêu xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu sức chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại

 Kiên định thực hành đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh “chợ trời thông tin hỗn độn”

Người làm báo Việt Nam đang sống và làm việc trong một thế giới sục sôi, đan xen nhiều sự kiện với nhiều biến động mau lẹ, khó lường - một thế giới phẳng, thông tin đa chiều, không biên giới và cũng không có giới hạn. Đặc biệt, nhà báo cũng đang phải tác nghiệp trong thời đại mà mạng xã hội ngập tràn thông tin, thuận chiều có và trái chiều cũng rất nhiều, gây ra không ít thách thức. Khuynh hướng thương mại hóa báo chí không những chậm được khắc phục mà có mặt còn nảy sinh phức tạp hơn. Hiện tượng “Nhà báo Sofa”, “Nhà báo phòng lạnh” không còn là cá biệt. Viết báo mà chỉ dựa theo tin đồn, tin từ mạng xã hội là dễ dãi, cẩu thả, dễ sai sự thật.

Một số nhà báo thiếu tu dưỡng, rèn luyện, lợi dụng danh nghĩa báo chí để sách nhiễu địa phương và doanh nghiệp, vòi vĩnh nhằm vụ lợi. Có nhà báo thiếu rèn luyện và tu dưỡng, buông thả trong lối sống, gây nhiều hệ lụy và tác động xấu đến hoạt động tác nghiệp của bản thân và hình ảnh cơ quan báo chí. Lúc này đây, tác nghiệp báo chí thật dễ mà cũng cực kỳ khó. Dễ vì ngồi trên ghế Sofa, tin tức cứ ngộn ngộn bay về; trên mạng xã hội, tin gì cũng có, tràn đầy. Khó vì trong cái “chợ trời thông tin hỗn độn” đó, đâu thật và đâu giả, quả là khó phân biệt vô cùng. Càng khó, càng đòi hỏi bản lĩnh chính trị, phông văn hóa, năng lực nghề nghiệp của nhà báo phải càng cao; chuẩn mực đạo đức và văn hóa; bản lĩnh và tầm nhìn xa, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai, thiện - ác, chính nghĩa - phi nghĩa, càng cần được đề cao. Trong thời điểm này, ngòi bút, bàn phím của nhà báo phải kiên định, hướng về quyền lợi của nhân dân và đất nước Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đạo đức nghề báo và quy tắc ứng xử văn hóa trong các cơ quan báo chí và đội ngũ người làm báo, chính là góp phần thực hiện điều cốt lõi này.

Phạm Quốc Toàn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top