Facebook là mối đe dọa tới sự sống còn của báo chí

15:16 23/06/2016 - Góc nhìn
Con số hơn 50% người dùng Internet coi mạng xã hội là kênh tin tức mới có thể khiến một số nhà báo phải nhíu mày, nhưng lại không quá bất ngờ với nhiều người. Và cái tên nổi bật nhất trong số những kênh tin tức mới này chính là Facebook.
Ảnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Con số hơn 50% người dùng Internet coi mạng xã hội là kênh tin tức mới có thể khiến một số nhà báo phải nhíu mày, nhưng lại không quá bất ngờ với nhiều người. Và cái tên nổi bật nhất trong số những kênh tin tức mới này chính là Facebook.

 

Theo nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (RISJ) thực hiện, có 44% người dùng Facebook coi mạng xã hội này là nguồn cung cấp tin tức chính của mình.

 

Trong bài phát biểu mới đây trước Hội đồng Báo chí Ireland, nhà báo Roy Greenslade đã xác định Facebook là mối đe dọa chính tới sự tồn tại của báo chí - bất kể là báo in hay báo điện tử.

Greenslade tin rằng Facebook “là chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài báo chí."

 

Hồi tháng Tư, Facebook đã khiến các nhà phân tích chứng khoán sửng sốt với lợi nhuận quý 1 là 5,38 tỷ USD - cao hơn 10% so với bất cứ dự đoán nào của các chuyên gia.

 

Hơn 3 triệu doanh nghiệp hiện đang quảng cáo qua Facebook, và hầu hết trong số đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng mua không gian quảng cáo trên báo.

 

Mark Zuckerberg, cha đẻ kiêm giám đốc điều hành của Facebook, không hề che giấu mục tiêu độc quyền hóa kênh phân phối tin tức điện tử.

 

Zuckerberg muốn ứng dụng Facebook Instant Articles trở thành “trải nghiệm tin tức chính” của người dùng.

 

Trên thực tế, điều này đã trở thành sự thật, như khảo sát của RISJ đã chỉ ra. Với hàng triệu người dùng, Facebook là cảnh cửa mở ra thế giới.

 

Mạng xã hội này cung cấp những tin tức đầy tính cá nhân qua những bài đăng của bạn bè, và quá trình này đã góp phần hủy diệt không nhỏ vào giá trị sử dụng của báo chí tại địa phương.

 

Ngoài ra, Facebook còn giúp người dùng tiếp cận với tin tức quốc gia và quốc tế qua danh sách tin tức xu hướng của mình.

 

Người dùng đang dành nhiều thời gian cho Facebook hơn là đọc báo. Năm ngoái, nghiên cứu của trung tâm Pew Research đã cho thấy có 30% người Mỹ trưởng thành coi Facebook là nguồn tin tức chính. Tổng cộng, Facebook chiếm hơn 80% toàn bộ thị trường tin tức trên mạng xã hội.

 

Như Emily Bell đã nói trong bài giảng năm 2015 ở Cudlipp: báo chí chỉ là “một sợi chỉ mảnh giữa tấm thảm mới vĩ đại của giao tiếp và thông tin toàn cầu.”

 

Và theo Roy Greenslade, sợi chỉ đó lại càng lúc càng mảnh hơn, bởi Facebook giống như một vật ký sinh đang dần dần hút cạn vật chủ của mình - báo chí.

 

Facebook muốn chúng ta tin rằng mối quan hệ giữa nó và truyền thông giống như quan hệ chủ đất và người thuê, một quan hệ đối tác hai bên cùng có lợi.

 

Thế nhưng, thực tế là người chủ đất, tức Facebook, đang dần dần làm những người thuê là giới báo chí phải phá sản bằng việc lôi kéo khán giả rời bỏ các kênh cung cấp tin tức chính thống cũng như cắt nguồn cung cấp tài chính – các nhà quảng cáo - của báo chí.

 

Như một phép loại suy, mối nguy hiện nay chính là việc Facebook có thể đã tiến hành quá trình giết chết con gà (báo chí) đẻ ra những quả trứng vàng - nội dung tin tức./. 

 

 
Nguồn:  VietnamPlus
Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top