Báo chí góp phần quan trọng phát triển sự nghiệp thể dục thể thao

Xuyên suốt quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn thể hiện được vai trò quan trọng là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng của Đảng, đồng hành gắn bó cùng sự nghiệp thể dục thể thao nước nhà.

Cần tiếp tục có những sản phẩm báo chí chất lượng, góp phần thúc đẩy ngành TDTT không ngừng phát triển. Ảnh: TL
 

Báo chí với thể dục, thể thao

Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38, thành lập Nha Thanh niên và Thể dục trong Bộ Quốc gia Giáo dục (cơ quan quản lý Nhà nước chính thức đầu tiên về Thể dục thể thao (TDTT) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Cùng ngày, trang nhất tờ báo Cứu Quốc đăng tải Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Hồ Chủ tịch với tựa đề: “Sức khỏe và Thể dục” - là bài báo TDTT Cách mạng đầu tiên do chính Người viết. Kể từ đó tới nay, báo chí TDTT luôn đồng hành gắn bó với sự nghiệp TDTT Cách mạng.

Ngày nay, các sự kiện TDTT không chỉ thu hút báo chí chuyên ngành, mà luôn được các phương tiện truyền thông quan tâm, trở thành món ăn tinh thần của đông đảo bạn đọc. Vai trò và sự ảnh hưởng của báo chí đối với công tác TDTT là những công cụ thiết thực để phản ánh định hướng phát triển, ghi nhận những đóng góp, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt; quảng bá thông tin về các hoạt động thể thao...

Báo chí là công cụ hữu hiệu đấu tranh, phê phán những mặt trái, phê bình những yếu kém, những tư tưởng lệch lạc (như “bệnh thành tích”, sự lơi lỏng giáo dục tư tưởng, đạo đức...); góp phần phanh phui những tiêu cực (ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng) trong hoạt động TDTT... Bởi vậy, báo chí TDTT không chỉ là một người bạn trung thành, gắn bó, là kênh thông tin hữu hiệu mà trên một chừng mực nào đó còn là người giám sát, là tiếng nói của công chúng, là tiếng nói phản biện trong tất cả các lĩnh vực của sự nghiệp TDTT.

Một số vấn đề đặt ra

Có thể khẳng định, sau hơn 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, TDTT nước ta có những đóng góp tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội và đối ngoại của Đảng và Nhà nước, trong đó phải kể đến công tác truyền thông đóng góp vai trò khá quan trọng, kết quả đó được thể hiện ở một số nét chính:

Một là, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác TDTT đã được nâng lên rõ rệt, từ đó tăng cường chỉ đạo, đầu tư và phát triển phong trào TDTT. Ở nhiều địa phương, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã coi trọng việc sử dụng TDTT như là một công cụ hữu hiệu để tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

Hai là, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học đã có nhiều chuyển biến; hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT của học sinh, sinh viên ngày càng đa dạng. TDTT quần chúng ở cơ sở tiếp tục được phát triển rộng trên tất cả các đối tượng và địa bàn theo hướng xã hội hóa với nhiều hình thức đa dạng; chất lượng phong trào từng bước được nâng lên.

Ba là, cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” giai đoạn 2012-2020 tiếp tục được mở rộng, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng, góp phần nâng cao sức khoẻ, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở cơ sở. Công tác TDTT đã gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc nâng cao sức khỏe, thể lực cho nhân dân, góp phần tích cực nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và xây dựng lối sống tích cực lành mạnh trong cộng đồng dân cư.

Bốn là, thể thao thành tích cao có bước tiến bộ vượt bậc, thể hiện qua số lượng, cơ cấu huy chương đã đạt được tại các kỳ đại hội thể thao, giải thể thao quốc tế,...Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện thể thao lớn, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng để đăng cai các Đại hội thể thao lớn khác; hợp tác quốc tế về thể thao ngày càng được mở rộng, vị thế của thể thao Việt Nam ngày càng được nâng cao,...

Bên cạnh những bài viết phản ánh kịp thời, khách quan, trung thực góp phần tích cực trong tuyên truyền về công tác TDTT, trong thời gian qua vẫn còn không ít những trang tin, bài báo đưa tin giật gân, câu khách; phản ánh thái quá hoặc suy diễn; lấy cái đơn nhất, cụ thể để đánh giá, kết luận về cái tổng thể... đã làm dư luận thiếu tin tưởng ở đội ngũ cán bộ quản lý, các huấn luyện viên, vận động viên của ngành TDTT ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các giải thi đấu, thành tích từng môn thi và các huy chương...

Có thể nói, báo chí truyền thông TDTT thời gian qua luôn là “người” đi tiên phong, chủ động, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT phục vụ phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, đối ngoại; góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Song, để phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc tuyên truyền, truyền thông về công tác TDTT, nhằm cung cấp tới độc giả những thông tin chính xác, cập nhật về những vấn đề TDTT, những gương người tốt việc tốt trong “Cuộc vận động rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phóng viên chuyên trách về văn hóa xã hội, trong đó có TDTT cần tiếp tục có những sản phẩm báo chí có chất lượng để phản ánh kịp thời các hoạt động TDTT của ngành, góp phần thúc đẩy ngành TDTT không ngừng phát triển, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế -xã hội trong giai đoạn hiện nay./.

Lê Thị Hoàng Yến

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top