Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Anh là lính

22:40 22/12/2016 - Văn hóa xã hội
Người ta nói em là người hạnh phúc nhất trên đời vì yêu được chàng lính cơ động tài giỏi, mạnh mẽ, gan dạ… nhưng người ta không biết rằng yêu lính phải gan dạ lắm mới làm được vì phải mất cả thanh xuân để đợi và chờ.

Yêu chàng lính cơ động 

Yêu nhau được gần 1 năm, nhưng số lần chúng mình gặp nhau chỉ đếm trên đầu ngón tay. Gặp nhau còn khó nói gì đến đi chơi trong những ngày cuối tuần, ngày lễ. Là con gái em cũng muốn được đi chơi với người yêu cùng nắm tay nhau dạo phố nhưng vì yêu anh, yêu người lính nên em phải chấp nhận.

Em nhớ, lần đầu gặp nhau, em  không nhìn mặt hay nói chuyện với anh. Anh ít nói và em cũng vậy! Nhưng, chắc do duyên số anh nhỉ, anh tìm facebook của em kết bạn và làm quen… mình nói chuyện với nhau nhiều hơn và rồi em yêu anh từ lúc nào không biết. Mình yêu nhau cũng là lúc anh đi nghĩa vụ.

4 tháng anh ở Lạng Sơn không liên lạc, em nhớ nhưng không biêt làm thế nào… không biết anh ăn ở ra sao... và rồi một hôm em nhận được thư của anh, em mừng và em khóc… Em khóc vì em nhớ anh, em yêu anh.

Hết 4 tháng nghĩa vụ, anh về thăm nhà được 5 ngày,  cuối cùng em cũng được gặp anh, nhưng niềm vui chưa chọn, anh lại nhận tin chuyển công tác về Hưng Yên.

Cứ ngỡ anh đi hết 4 tháng huấn luyện mình sẽ được gặp nhau nhiều hơn sẽ có nhiều thời gian dành cho em hơn.

Nhưng không hề, thời gian anh dành cho em ít hơn, chỉ đếm được từng giờ mình nói chuyện với nhau qua facetime.

Lúc đầu em cũng khó chịu, bức xúc lắm vì anh chẳng được như người ta, chẳng quan tâm em như người khác.

Nhưng dần em cũng phải quen với cách mà em với anh nói chuyện, cách mà anh quan tâm em chỉ bằng những lời hỏi thăm trên điện thoại, quen với cách anh đang nói chyện rồi kêu anh bận, anh báo động, anh phải gác...

Em cũng nhớ có lần anh duyệt binh ở sân vận động Mỹ Đình và hẹn em ra đó. Anh không được dùng điện thoại, anh phải mượn của bạn nhắn tin cho em: “Em ơi, anh đến sân vận động rồi em ra đó đi nhé!”. Nhưng rồi mình cũng không gặp được vì em đứng sai địa điểm, và vì trời mưa, anh phải về sớm hơn so với dự định, vì anh không có điện thoại để em liên lạc.

Dù lòng buồn lắm, nhưng lại thương anh vô cùng. Vì anh là lính, vì trách nhiệm với đất nước đang đè nặng lên đôi vai và vì câu nói của anh: “Đất nước cần anh và anh cần em”  đã giúp em hiểu anh hơn. Cũng vì em yêu anh nên đành gác chuyện tình cảm qua một bên và khuyên anh cố gắng.

Đôi bàn tay chai sạm đầy vết thương vì luyện tập, làn da đen ngăm vì cháy nắng. Em thương anh luyện tập dưới trời nắng gay gắt, thương anh những đêm khuya không ngủ vì trực gác, thương anh trong đơn vị thiếu thốn, thương anh những lúc ốm đau không có người thân gia đình bên cạnh chăm sóc.

 

(Ảnh minh họa)

Buồn khi vào những dịp lễ anh không được về ở cạnh gia đình và  em, nhiều lúc tủi thân giận hờn vì sao anh không quan tâm không nhắn tin gọi điện làm em lo lắng, giận vì anh không có thời gian bên em.

Nhưng rồi em cũng hiểu ra vì “anh là lính”, đặc thù công việc không cho phép anh có thời gian rảnh quan tâm ở bên em. Vì chấp nhận yêu anh, yêu người lính em đã cùng chia sẻ, một nửa cho công việc của anh, một nửa của em giữ.

Có lần anh nói mình chia tay em nhé: “Vì anh là lính - lại là lính chiến sống chết, không biết thế nào nguy hiểm luôn rình rập bên anh, anh không lo cho em được một cuộc sống đầy đủ”...

Em chỉ biết khóc và nói: “Em yêu anh, dù anh có làm nghề gì đi chăng nữa em vẫn yêu anh và chờ anh về, em sẽ luôn là hậu phương vững chắc cho anh. Em yêu anh nhiều lắm, chàng lính cơ động của em”.

Ngày qua ngày, em đã quá quen với cảm giác cô đơn, cảm giác đợi chờ,đợi chờ “chấm xanh” trên facebook của anh. Và rồi thời gian cứ thế trôi đi, trải qua bao sóng gió tình yêu của em vẫn là anh.

Em nhớ nhất câu nói của anh: “em chờ anh nhé”, em hạnh phúc lắm, vì trong anh em luôn là nhà, là cuộc sống mà anh cần.

Làm lính lại là lính chiến khổ lắm ai ơi, nhiều lần em nghe người ta bàn tán về công an, cơ động… em ấm ức lắm, nhưng không làm gì được chỉ biết yêu và thương anh nhiều hơn.

Mỗi lần thăm anh, em đều bật khóc vì chưa kịp ôm anh anh lại đi, chưa kịp nói gì đã hết giờ thăm. Nhưng anh ơi! Dù có như thế nào em vẫn mãi yêu anh và mãi tự hào về anh- người chiến sĩ cảnh sát cơ động của em!.

Em muốn nói với anh rằng: “Dù anh có làm gì, anh là ai đi chẳng nữa, em vẫn mãi là hậu phương vững chắc của anh”.  Em yêu anh, em yêu người lính!

Phạm Thị Thùy

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
Đạo đức cách mạng là "gốc" của người cách mạng, những người bằng uy tín của mình được nhân dân tín nhiệm giao trọng trách nắm và giương cao ngọn cờ lãnh đạo cách mạng của dân tộc. Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất đạo đức cách mạng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, mãi là ngọn cờ lãnh đạo dân tộc trong thời kỳ mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.