Về với địa chỉ đỏ “ thiêng liêng” của dân tộc

21:45 30/03/2025 - Văn hóa
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025); kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2025), ngày 28 - 29/3/2025, lớp cao cấp lý luận chính trị K75.B06, hệ không tập trung, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình về nguồn tại khu Di tích K9 Đá Chông, vùng đất thiêng liêng - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm niềm tin, chọn làm điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mình, sau khi đã dành trọn cuộc đời làm việc không mệt mỏi vì dân, vì nước. 

Thầy giáo chủ nhiệm, TS Lê Văn Toàn cùng các học viên của lớp Cao cấp lý luận chính trị K75.B06 thành kính dâng hoa, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh và các bậc anh hùng liệt sĩ tiền nhân

Ghi sâu vào tâm khảm 

Tại đây, trong không khí trang nghiêm và xúc động, thầy giáo chủ nhiệm, TS Lê Văn Toàn cùng các học viên của lớp thành kính dâng lên Chủ tịch Hồ Chí Minh những nén tâm hương. Trước anh linh của Người cùng các bậc anh hùng liệt sĩ tiền nhân… cùng khí thiêng sông núi, đất trời, biển đảo Việt Nam, nguyện tiếp tục tu dưỡng, học tập, cùng nhau đoàn kết đồng lòng, khắc phục mọi khó khăn;  hun đúc niềm tin, niềm tự hào khát vọng vươn lên của dân tộc, kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, không ngừng tu dưỡng, luyện rèn, học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách thường xuyên và hiệu quả hơn nữa, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị và quê hương đất nước ngày càng phát triển để góp phần đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên thịnh vượng của dân tộc. 

Lớp cao cấp lý luận chính trị K75.B06, khóa học 2024 - 2026 khai giảng ngày 27/9/2024 với 60 học viên là các cán bộ, công chức đến từ các cơ quan Trung ương và các cơ quan báo chí. Chương trình cao cấp lý luận chính trị hệ không tập trung gồm 19 môn học, 6 chuyên đề ngoại khoá và đi nghiên cứu thực tế với khung thời gian của toàn khóa học là 18 tháng.

Tập thể Lớp cao cấp lý luận chính trị K75.B06, khóa học 2024 - 2026 dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu Di tích K9.

Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, vị lãnh tụ thiên tài của Đảng của dân tộc Việt Nam, thay mặt lớp, lớp trưởng Hoàng Trung Kiên xúc động báo cáo với Bác: “Kính thưa Bác, đến nay, lớp K75.B06 đã hoàn thành việc nghiên cứu, học tập, tu dưỡng và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Người, đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào thực tiễn hằng ngày cùng những đức tính quý báu của người chiến sĩ cách mạng chân chính: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Từ đó, luôn đoàn kết, trách nhiệm, tương thân, tương ái, hỗ trợ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong học tập và công tác, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước mạnh giàu”.

Nhớ lời di chúc, theo chân Bác

Về với địa chỉ đỏ thiêng liêng khu Di tích K9 Đá Chông, mỗi cán bộ, đảng viên cũng như mỗi người dân Việt Nam luôn có chung một cảm nhận: Chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh, niềm tin vào tương lai vào sự phát triển trường tồn của đất nước. Ở đó, trên mỗi lối đi, hàng cây hay mỗi góc nhỏ của khu di tích, dù đã trải qua bao tháng năm thời gian mà như vẫn còn đâu đây hơi ấm của Người, đặc biệt hơn cả là vẫn vang vọng những lời dạy của Người, người sáng lập và lãnh đạo Đảng ta. Tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi trường tồn với non sông, đất nước, soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Tu dưỡng, luyện rèn, học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị và quê hương đất nước ngày càng phát triển.

Chia sẻ trong chuyến đi về nguồn của lớp Cao cấp lý luận Chính trị K75.B06, thầy giáo chủ nhiệm, TS Lê Văn Toàn bồi hồi: “Lúc sinh thời, Người đã viết: ‘Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém... huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng...”. Vì vậy, học tập lý luận chính trị vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cán bộ, đảng viên, học viên trong bối cảnh hiện nay. Chính vì thế, trải qua hơn 75 năm hình thành và phát triển, từ mái trường Đảng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, lớp lớp các thế hệ học viên nơi đây đã được đào tạo, bồi dưỡng trở thành những cán bộ chủ chốt của Đảng và hệ thống chính trị, từ đó, góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, cũng như những thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay. 

Những câu chuyện về Bác như sống động hơn và làm sâu sắc thêm những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người khi đến nơi đây.  

Học viên Trần Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bộc bạch: “Về với địa chỉ đỏ thiêng liêng này, chuyến đi không chỉ là dịp thể hiện lòng thành kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là cơ hội tô đậm và làm sâu sắc thêm những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người đối với mỗi cá nhân thành viên lớp K75-B06. Đây cũng là dịp để tập thể lớp có dịp giao lưu, trau dồi thêm kiến thức, đồng thời giúp gia tăng sự gắn bó, tình đoàn kết của lớp, phục vụ học tập, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cũng như các yêu cầu đề ra trong thực tiễn của cuộc sống”.

Học viên Đỗ Văn Hồng, Viện Đo lường Việt Nam chia sẻ: “Khu di tích K9 Đá Chông không chỉ là nơi Bác Hồ làm việc trong kháng chiến, mà còn là nơi giữ gìn thi hài của Bác những năm đầu sau khi Người ra đi. Trong không gian linh thiêng này, tôi càng nhận thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc học tập, rèn luyện và noi gương Bác. Đặc biệt, đó còn là động lực để tôi tiếp tục phấn đấu vì lý tưởng của Đảng, của dân tộc Việt Nam”.

Tập thể lớp cao cấp lý luận Chính trị K75.B06, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong chuyến về nguồn giàu ý nghĩa

Đối với Học viên Hoàng Thu Hằng, Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, “Dù đã không ít lần đến đây, song trong tôi vẫn vẹn nguyên những cảm xúc xen lẫn niềm tự hào. Mỗi lần đến là thêm một lần tôi có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như những công việc thầm lặng của các cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt này. Có thể nói, những hiện vật quý giá, những công trình gắn bó với Bác ở nơi đây tuy giản dị nhưng thiêng liêng cao quý vô cùng, thấm sâu vào tâm trí mỗi học viên lớp K76.B06 chúng tôi, như tiếp thêm sức mạnh, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh… cho chúng tôi. Chúng tôi xin nguyện không ngừng học tập và rèn luyện dưới mái trường Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thân yêu; phát huy sáng kiến, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Qua đó, góp phần thiết thực, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ “học tập” sang “làm theo” Bác, để tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trở thành lối sống, nếp nghĩ, cách làm của từng cá nhân trong các hoat động thực tiễn hôm nay”.

Lan Chi

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top