Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Vai trò của truyền thông trong cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ

05:07 19/07/2016 - Bình luận
Bị phe đảo chính chĩa súng bắt đọc thông báo lật đổ chính quyền và bị lực lượng nổi dậy đánh chiếm, các cơ quan truyền thông của Thổ Nhĩ Kỳ dù trong thế bất ngờ trước các diễn biến song cũng đã đóng vai trò không nhỏ trong việc làm thất bại âm mưu này.

Người dân theo dõi thông điệp của ông Recep Tayyip Erdogan được phát trên truyền hình khi đảo chính diễn ra.

Tối 15/7, một phát thanh viên đài truyền hình TRT của Nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đọc tuyên bố của nhóm có tên gọi là “Hội đồng Hòa bình” khẳng định rằng nhóm này đã thay thế lực lượng vũ trang chính quy Thổ Nhĩ Kỳ và đã giành được quyền kiểm soát đất nước này. 

Còn một kênh truyền hình tư nhân khác bị các binh sĩ đảo chính đánh chiếm và buộc phải ngừng phát tạm thời các chương trình của mình.

Song các kênh truyền hình đã đóng vai trò then chốt trong việc làm thất bại âm mưu đảo chính khi truyền đi thông điệp của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường đồng thời cung cấp những bản tin cập nhật tình hình đầy ấn tượng.

Nữ phát thanh viên TRT Tijen Karas kể lại: “Tôi phải đọc tuyên bố (của những kẻ âm mưu đảo chính) ngay dưới họng súng. Họ trói quặt tay chúng tôi ra sau và cấm chúng tôi hỏi câu gì. Họ nhốt chúng tôi vào một phòng khóa kín ngoại trừ 3-5 người phải làm việc phát tin. Sau đó họ đưa chúng tôi ra khỏi phòng và bắt đọc tuyên bố. Tôi rất sợ hãi và đọc lập bập. Những giờ phút đó giống như một cơn ác mộng”.

Vài giờ sau đó, một nhóm binh sĩ vũ trang đánh chiếm trụ sở tại Istanbul của Tập đoàn Dogan Media - một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sở hữu kênh CNN Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tờ nhật báo Hurriyet và phiên bản tiếng Anh Hurriyet Daily News. Kênh CNN Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc phải ngừng chương trình phát sóng trực tiếp của mình.

Song cũng chính kênh CNN Thổ Nhĩ Kỳ đã truyền đi thông điệp đầu tiên của Tổng thống Erdogan tới công chúng khi TRT bị các binh sĩ nổi dậy đánh chiếm. Ông Erdogan đã kết nối với kênh truyền hình tư nhân này bằng điện thoại thông minh (smart phone), kêu gọi người dân xuống đường phản đối đảo chính. 

Sau đó, các trường quay của CNN Thổ Nhĩ Kỳ bị các binh sĩ đảo chính đánh chiếm. Nữ phát thanh viên CNN Basak Sengul, người tỏ ra rất bình tĩnh và chuyên nghiệp, kể lại: “Tôi nghe tiếng họ nói, họ vào tòa nhà và tôi cũng nghe tiếng họ yêu cầu các đồng nghiệp của tôi là phải ngừng phát sóng”.

Truyền hình đã để trắng màn hình một thời gian, thỉnh thoảng có xen tiếng súng và tiếng cãi cọ. Biên tập viên tờ Hurriet Sedat Ergin kể lại: “Lúc đó chúng tôi không thể in báo được”. Ông nói tiếp: “Vẫn có những vết đạn trên tường. Có lẽ tốt hơn là cứ giữ chúng như thế để không quên tối 15/7 này”.

Tình hình tương tự cũng diễn ra tại trụ sở đài truyền hình cáp và kỹ thuật số Digiturk. Nhiếp ảnh gia Mustafa Cambaz của báo Yeni Safak đã bị các binh sĩ đảo chính bắn gục sau khi kêu gọi phản đối đảo chính trên truyền thông xã hội.

Ông Erdogan thường bị chỉ trích vì mạnh tay với giới báo chí bất đồng chính kiến và tự do báo chí ở Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên xấu đi trong suốt 13 năm ông làm thủ tướng và sau đó là tổng thống.

Các nhà đấu tranh cho quyền lợi truyền thông cho rằng chính quyền nên lưu tâm và đối xử với truyền thông tôn trọng hơn sau vụ đảo chính này. Tổng Thư ký tổ chức Phóng viên Không Biên giới Christophe Deloire nói: “Như các giới khác trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, các cơ quan truyền thông hàng đầu trong tối đó đã thể hiện sự cam kết của mình với những nguyên tắc dân chủ. Đây là lúc chính quyền cần lưu tâm và ngừng cách đối xử với giới báo chí phê bình như những kẻ phản bội và khủng bố. Tăng cường sự đoàn kết dân tộc đòi hỏi phải có sự tôn trọng các quyền cơ bản, bao gồm quyền tự do báo chí”.

Ông Erdogan, một người bản thân cũng chỉ trích các mạng xã hội và từng đe dọa “xóa bỏ” Twitter, đã sử dụng truyền thông xã hội để truyền đi lời kêu gọi người dân phản đối và ở lại trên phố nhằm ngăn chặn đảo chính.

Một số phóng viên đã bị những người phản đối đảo chính điên cuồng tấn công. Một video cho thấy phóng viên Kenan Sener thuộc kênh CNN Thổ Nhĩ Kỳ ở Ankara phải chạy trốn khỏi một đám đông cuồng nộ- có vẻ như là những người ủng hộ chính phủ nghi ngờ việc đưa tin của các phương tiện truyền thông thế tục.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim ngày 16/7 đã chúc mừng truyền thông vì đã thể hiện “lòng yêu nước” và đứng về phía nhân dân, đồng thời ông cũng tỏ ý xin lỗi vì những vụ việc đã xảy ra.

Emre Kizilkaya, cộng tác viên tờ Hurriyet, viết: “Vụ đảo chính không chỉ được truyền phát bằng hình ảnh mà còn được đăng tải và phát trực tiếp trên Facebook trong khi những kẻ đảo chính chỉ có thể kiểm duyệt truyền hình công”.

Nguồn: Báo Tin Tức

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top