Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Trăn trở nghiệp báo

23:15 30/08/2016 - Tác nghiệp
Cố nhân có câu “sinh nghề tử nghiệp”. Trót “đa mang” với nghề báo thì dẫu biết rằng đang dấn thân đi vào sự gian truân, vất vả, nhọc nhằn mà ít sự thảnh thơi, ung dung và nhàn hạ nhưng đã mấy ai từ chối?

Phóng viên tác nghiệp trong trận mưa lũ lịch sử năm 2015 tại khu 1 phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long - nơi ngập lụt nặng nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nguồn: qtv.vn

Đắn đo, trăn trở như nghề báo...

Có người cả cuộc đời cống hiến cho nghề làm báo chẳng khác “con tằm nhả tơ”, đằng sau những trang viết là những suy tư, trăn trở và có lúc đau đớn, với bao điều suy nghĩ về “cơm áo gạo tiền” và cả về nhân tình thế thái. Thấy được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày mà không ca ngợi, suy tôn, tôn vinh thì nghĩ mình là con người vô duyên không thức thời, không trân trọng. Còn ngược lại nếu nhìn thấy cái xấu, cái dở của con người, của xã hội mà không cầm bút thì cảm tưởng mình như người mắc lỗi.

Chứng kiến nỗi đau, sự bất hạnh của người khác mà vẫn dửng dưng thì mình tự hổ thẹn với lương tâm. Còn việc phát hiện ra cái mới mà không cổ vũ nhân rộng kịp thời thì coi như mình vô tâm. Khám phá ra cái mới lạ, cái bí ẩn mà không khai thác thì mình tự dày vò lương tâm sao bất lực yếu đuối đến vậy... những điều nhạy cảm của người cầm bút lúc nào cũng muốn mình vượt lên bức phát từ những vấn đề tồn tại, nảy sinh và xuất hiện trong xã hội, trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như mình không cho nó “oằn mình” trên từng trang giấy, thì không thể nào tìm ra cái mới và càng không thể sáng tạo ra những cái hay trong tác phẩm.

Người cầm bút phải “có tâm, có tầm” để sản xuất ra những tác phẩm hay có giá trị để phục vụ người xem, người nghe. Người làm báo cũng như bao nhiêu người bình thường trong xã hội. Họ cũng mong muốn, ước mơ để có một đời sống ổn định, gia đình ấm no hạnh phúc, thành đạt và mong muốn thành đạt hơn trong các mối quan hệ thâm giao với mọi người xung quanh với xóm làng khối phố. Nhưng, trong tâm hồn nhạy cảm người làm báo, là một đời sống nội tâm vô cùng phong phú, sâu lắng và có cả sự giằng co quyết liệt. Bởi thế, họ mới có một sự đồng cảm, sẻ chia với mọi người, sự việc con người luôn được thể hiện ở mọi sự trung thực, luôn hòa quyện trong bài viết của mỗi tác phẩm.

Thật hiếm thấy ở nghề nghiệp nào lại hay trăn trở đắn đo như nghề viết báo, trăn trở trên từng trang viết, trăn trở với cuộc đời, trăn trở đắn đo để tồn tại, phát huy, sáng tạo, trong tư duy có bản lĩnh với mục đích là viết cho hay, viết cho đúng và hấp dẫn đối với người đọc, người nghe có bổ ích.

Đam mê với công việc âm thầm, lặng lẽ

Vượt qua mọi khó khăn, lo toan, cực nhọc trong cuộc sống hàng ngày và cả về nghề nghiệp, người làm báo vẫn đam mê với nghề. Như đắm chìm vào tình yêu đầu đời để rồi tiếp tục mọi công việc âm thầm lặng lẽ của mình. Đó là trí tuệ, niềm tin, bản lĩnh như đã trở thành chân lý, mà hầu hết những người làm báo đều tự hào với cái nghề đã được xã hội đào tạo ra và tôn vinh, mong rằng xã hội và cuộc đời ngày càng tốt đẹp, tiến bộ hơn, công bằng và văn minh hơn, vì bản thân họ - những con người đang ngày đêm trăn trở với nghề, với ngòi bút, đã góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, trong xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hôm nay. Bởi vậy, dù có khó khăn, nghiệt ngã đến mấy, nhưng với tấm lòng yêu mến cuộc đời, yêu mến xã hội, yêu mến mọi người, họ đã vượt qua mọi thử thách với chính mình để tiếp tục cống hiến, sáng tạo nâng cao kiến thức, trí tuệ, tư duy, tạo ra những tác phẩm báo chí chân chính./.

Nguyễn Văn Hải

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top