Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tản Đà, khát vọng làm báo!

23:13 15/04/2018 - Chân dung nhà báo
Câu đối: “Tản Sơn hùng vĩ danh thiên cổ / Đà thủy trường lưu đức vạn niên”, có tên nhà thơ Tản Đà ở trong.

Chân dung nhà báo, nhà thơ Tản Đà

“Duyên” với nghề báo

Tản Đà sinh năm 1889, con trai út của ông bà Nguyễn Danh Kế với 4 người con, chia đều cho một nửa nam, một nửa phận liễu yếu đào tơ. Không biết có phải gặp may mắn bởi cái tên Cứu, nên cậu bé được “cứu” sau khi đổi tên cúng cơm thành Nguyễn Khắc Hiếu nhờ ông Nguyễn Tài Tích đỗ phó bảng, là anh cùng cha khác mẹ đón từ Ba Vì về Nam Định nuôi nấng, ăn học. Bố của ông là cụ Nguyễn Danh Kế, đỗ cử nhân, làm Tri phủ huyện Xuân Trường (Nam Định) thời vua Tự Đức. Mẹ của Tản Đà, bà Vũ Thị Hiền (biệt danh Nhữ Thị Nghiêm) là người đàn bà đẹp, hát hay ở thành phố dệt, chính hiệu gái phố Hàng Thao “ăn chơi” nên sớm trở thành vợ quan Nguyễn Danh Kế.

Tuy là con quan, con nhà nòi, nhưng chuyện “dùi mài kinh sử” của Tản Đà không thật suôn sẻ. Ba lần mang túi cói đi thi đều trượt. Năm 1916, Nguyến Khắc Hiếu bẻ lái thuyền đời từ ghế nhà trường sang nghề báo, làm thơ, viết văn theo tiếng gọi của trái tim, để rồi khát vọng mới của Hiếu sớm thành sự thật trên đường nghiệp báo, nghiệp văn.

Nghề báo cũng gian truân, vất vả như nghề thợ mỏ. Nếu hành nghề dưới chế độ nô lệ trước đây lại chất đầy khó khăn bội phần. Nhưng Tản Đà là một trong những người hành nghề báo kiên định khi chính ông phải đối chọi với những quy định hà khắc, ngặt nghèo từ việc xin phép ra báo, kiểm duyệt báo đến tiền nong, gạo bị để báo tồn tại, phát triển là việc không dễ dàng, nhưng Tản Đà lần lượt vượt qua, điển hình khi ông là chủ bút Tạp chí Hữu Thanh, sau này là tờ An Nam Tạp chí. Cả 2 tạp chí này đều “thi thố” trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XX.

Tạp chí Hữu Thanh, cơ quan của Hội Bắc Kỳ Công thương ra số đầu vào ngày 1/8/1921 tại Hà Nội gồm 60 trang xoay quanh câu chuyện “Phi thương bất phú” sao cho hợp lẽ đời. Sau thời gian lo toan, Tạp chí Hữu Thanh phát triển, Tản Đà gặp gỡ và được các vị tiền bối Phan Bội Châu (ở Huế), Nguyễn Thái Học (ở Hà Nội) góp sức, động viên sớm đưa tờ báo trở thành vũ khí lợi hại, phục vụ quốc kế dân sinh.

Quyết không bỏ báo

Năm 1926, Tản Đà xin phép ra tờ tạp chí riêng của mình lấy tên là An Nam Tạp chí, trụ sở tại 50-52 phố Hàng Lộng, Hà Nội với sự trợ giúp của Ngô Tất Tố trong vai trò Thư ký tòa soạn. Do khó khăn tiền nong để ra báo, nên chỉ trong 12 tháng tờ An Nam đã 3 lần phải tạm dừng, như Tản Đà chia sẻ là để lấy sức, quyết không bỏ báo! Mỗi lần tái bản, Tản Đà lại có cách làm mới để thu hút bạn đọc, có khi bằng thơ hay tranh vui. Nhờ đó, chỉ thời gian ngắn Tạp chí trở thành tuần báo, phát hành tương đối rộng rãi. Dưới đây là một trong những cách quảng cáo của chủ báo Tản Đà:

“Năm xưa Đinh Mão ta ngơi

Năm nay Canh Ngọ ta thời lại ra.

Ai về nhắn chị em nhà

Nhắn rằng ta nhắn, rằng ta ra đời”.

An Nam Tạp chí tồn tại được 6 năm (1927 - 1933) thì dừng hẳn. Lý do vẫn là chuyện muôn thuở “đầu tiên”. Ngoài làm tạp chí, Tản Đà còn tham gia viết bài cho một số tờ báo trong Nam, ngoài Bắc như các tờ Đông Pháp thời báo, Thần Chúng, Ngày Nay, Văn học tạp chí... hoặc mẫn cán viết giúp cho tờ “Tiếng chuông sớm”...

Xin ai vội nghĩ, Tản Đà chỉ làm thơ, ông đích thực là một người làm báo, làm báo nhiều năm liền trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau bởi nhân cách trong sáng, có trách nhiệm; còn văn phong báo chí lại rất thật, hóm hỉnh, khoáng đạt dễ vào lòng người, tựa như thủ pháp của Đường Tăng mở cửa đã thấy “Trời xanh, mây trắng, nắng vàng”. Cần nói thêm, giới nghiên cứu văn đàn phát hiện Tản Đà không giống ai, bởi ông có điều lạ, rất đặc biệt: Ban ngày ông chỉ ngồi uống rượu, “tào lao” với bạn bè như một cách khai thác, sưu tìm tài liệu để rồi khi màn đêm xuống ông lại ngồi viết có khi thâu đêm, suốt sáng...

Nhìn nhận Tản Đà qua lăng kính làm báo trong những năm đầu của thế kỷ XX, nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, không ai dám ngồi chung chiếu với nhà báo - thi sĩ tài ba. Nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh phong Tản Đà là bậc đàn anh tiên sinh - chủ suý trên chiếu Tao Đàn xuyên thế kỷ; còn Nguyễn Vỹ có thơ:

“Trời sinh ra bác Tản Đà

Quê hương thời có, cửa nhà thời không

Nửa đời Nam, Bắc, Tây, Đông

Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly

Túi thơ đeo khắp ba kỳ

Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”...

Ngày ghé làng Khê Thượng đầu xuân Mậu Tuất 2018, ngồi uống nước chè xanh được nấu từ mạch nước ngầm của Ba Vì, người viết bài này bỗng nhớ thơ ông: “Mạch nước sông Đà tim róc rách/ Ngàn mây non Tản mắt lơ mơ... Hầu chuyện các cụ cao niên của dòng họ Nguyễn, biết thêm đôi điều về tài năng, sự lận đận, lắm lúc “lang thang, bụi đời” của Nguyễn Khắc Hiếu mà thêm cảm phục về con người có lẽ do chính trời sinh ra, để rồi trời định đoạt tất cả. “Phúc bất trùng lai” là thế chăng!

Điểm qua cuộc đời làm báo, làm thơ cùng nỗi truân chuyên của nhà báo - thi sĩ Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu giúp ta hiểu thêm khó khăn, vất vả của nghề, của đời trong thời kỳ Tổ quốc, đất nước còn chìm đắm trong đêm dài nô lệ. Nhưng, trong gian lao, tần tảo của khát vọng cống hiến cho đời nhằm đạt tới vẻ đẹp tinh khiết của Chân, Thiện, Mỹ, thế hệ làm báo, làm thơ như Tản Đà cùng nhiều người khác đã vượt lên tất cả. Đó chính là khát vọng đẹp của những người làm báo, bất luận thời nào./.

Nguyễn Xuân Lương

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top