Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Qua đèo

23:21 22/07/2016 - Đời & Nghề
Nhân kỷ niệm 91 năm ngày Báo chí Cách mạng (21/6), 5 đồng nghiệp rủ nhau đi thăm, giao lưu với đồng nghiệp Quảng Bình.

Một thoáng đèo Ngang. Ảnh: TL

Sắp kịch trạm thu phí Đèo Ngang qua đường hầm, bác tài dừng xe mua vé. Anh bạn phóng viên nhiếp ảnh cao tuổi đời, tuổi nghề nhất nhóm bỗng hô lên:

- Ấy các tướng ơi, ta vượt đèo bằng đường bộ nhé, không chui hầm.

Nữ phóng viên điều tra báo chí cự cãi:

- Ông điên à, người ta làm đường hầm để vượt đèo cho nhanh, tiết kiệm thời gian, lại an toàn. Nếu không người ta làm hầm làm gì?

Trên xe chỉ 5 người mà chia làm hai phe, không ai chịu ai. Trưởng nhóm cho dừng xe bỏ phiếu kín. Kết quả, 2 phiếu vượt đèo leo dốc bằng đường bộ, 3 phiếu mua phí chui hầm.

Trưởng nhóm nhẹ nhàng và lịch sự ra thông điệp:

- Tôi là sếp của nhóm, các ông bà vừa bỏ phiếu tín nhiệm bầu tôi sáng nay. Tôi vừa là chủ xe, vừa chủ chi. Ai đi hầm, xuống xe tự kiếm phương tiện, thuê xe hết bao nhiêu tôi chi. Qua hầm, các ông bà ngồi chờ bọn tôi. Ai leo dốc, ngồi yên theo tôi. “A lê hấp”, bắt đầu.

Thế là trưởng nhóm cùng phóng viên nhiếp ảnh phóng xe đi. 3 đồng nghiệp còn lại xuống xe, gọi taxi, cũng nhanh gọn lắm. Ui, bà con cô bác ơi, đã lâu không có dịp lên đỉnh Đèo Ngang ngắm biển đằng đông và ngắm dãy núi Hoành Sơn đằng tây, lãng đãng mù sương, đẹp hết ý. Từ đỉnh đèo còn quan sát rõ mồn một toàn cảnh cảng Vũng Áng, Formosa Hà Tĩnh; tham quan “Quảng Bình Quan” - di tích lịch sử rất có ý nghĩa về địa chính trị mà cả hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đều tranh luận “Di tích ấy của các anh, hay của chúng tôi (!)?. Có lên đèo mới thấu hiểu vì sao ngày ấy, nữ sĩ kiệt xuất cùng thời với bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan cảm tác được bài thơ tuyệt tác để đời như vậy.

Đổ đèo, trưởng nhóm và phóng viên nhiếp ảnh chụp được phóng sự ảnh, ít nhất là một nhóm ảnh trên đỉnh Đèo Ngang, hết ý. Đắt giá nhất là bức ảnh toàn cảnh cảng Vũng Áng - Kỳ Anh, Hà Tĩnh; nhà máy thép của công ty hưng nghiệp Formosa, thủ phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung làm cá chết hàng loạt. Nay Formosa đã phải cúi đầu nhận tội. Trưởng nhóm “up” lên mạng phóng sự ảnh trên đỉnh Đèo Ngang, lấy đoạn thơ cực hay của nữ sĩ tên tuổi bà Huyện Thanh Quan, mà bà đã viết gần hai thế kỷ trước, khi bà vãn cảnh nơi đây:

Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Hay tuyệt! Đèo Ngang là ranh giới 2 tỉnh Bắc miền Trung: Quảng Bình và Hà Tĩnh. Bên kia đỉnh Đèo ngang là huyện Quảng Trạch, là sông Roòn, sông Gianh, nơi có núi Vũng Chùa và đảo Yến mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chiến lược nhìn xa trông rộng đã chọn làm nơi an nghỉ ngàn thu.

Nào bạn ơi, với người làm nghề, bạn thử coi, trong vụ này, ta nên đi đường bộ, hay theo đường hầm cho tiết kiệm thời gian. Một đa số phiếu, chắc gì đã đúng?

Ong Vò Vẽ
©Tạp chí Người Làm Báo số 389 - Tháng 7/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top