Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Sóng độc: Một góc quý của đời sống chính trị

22:21 10/04/2023 - Đời & Nghề

“Có một cái bằng đại học cỏn con mà ba bộ, bốn ngành, năm sáu cơ quan phải vào cuộc mấy năm trời, mất bao nhiêu thời gian”(Tr 413), ấy là lời cuộc chuyện của Thứ trưởng Nhất Phương với Chủ tịch Hội đồng thẩm định Lê Nguyên Khôi về vụ kiện trong tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn, nhà báo Trần Gia Thái do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành cuối năm 2022.

Cái đáng bàn ở đây là cuộc chiến đòi lại công bằng cho nhà báo Phạm Quang Thiện đầy cam go, tổn hao tinh thần, trí tuệ. Đây là cuộc chiến Nhà báo đánh nhau với nhà báo. Đồng nghiệp hạ bệ đồng nghiệp. Các cơ quan truyền thông rạch đôi chiến tuyến. Một trận chiến được tung hỏa mù, gây nhiễu, phát sóng độc, mà kẻ vu cáo lại nhân danh người chân chính đấu tranh cho lẽ phải, thay mặt “tập thể” làm việc vì đại nghĩa, bảo vệ tổ chức, cơ quan khỏi nguy cơ do những phần tử cơ hội xâm hại. Một bên, người tử tế thật bỗng dưng bị vấy bẩn, bị bôi nhọ thành kẻ xấu xa, tồi tệ đáng phải lên án. Họ đó, với tư cách bị đơn mà thực chất là người bị hại đã phải gồng mình tự vệ, chống đỡ, hứng chịu những trận mưa đòn, bị dồn vào chân tường, bị quy chụp lên đầu đủ mọi thứ mũ...Cuối cùng sau hơn 4 năm, nỗi oan khuất mới được rửa...

Trần Gia Thái đi từ phóng viên, trưởng thành theo thời gian, làm Giám đốc Đài  Phát thanh Truyền hình, Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố, kiêm Phó Chủ tịch Hộ Nhà báo Việt Nam; nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Những ấn phẩm thơ, văn, truyện ngắn, truyện vừa và những bài báo do anh sản sinh ra đều đọng lâu và sâu trong lòng chúng tôi. Anh sống mạch lạc, ngay thẳng, nghĩ sao nói vậy. 440 trang tiểu thuyết đầu tay của anh tôi đọc không sót một từ. Tôi yêu mến cách sắp đặt, kết nối sự vụ, nhân vật lớp lang khéo léo của anh. Nghề báo dù là phương tiện, hay tòa soạn nào đi nữa thì nó cũng có chức năng căn bản, thống soái là thông tin chân thực vì lợi ích và quyền được hưởng thông tin của người đọc. Nghề mà người sản xuất sáng tạo ra thông tin và loan tin không được bịa đặt, không được nói dối, nói sai; không dùng chữ nghĩa, nghề nghiệp để vụ lợi cá nhân...Thế nhưng sự đời không hẳn như thế. Ấy là nội dung “Sóng độc” đã bộc lộ ngay từ chương I cho tới tận chương cuối (chương XVII). Ở đó cái ác, cái thiện được phơi bày theo mạch kể, theo sự vụ và theo tư tưởng của tác giả, chỉ rõ căn nguyên vì sao như thế nhằm vun vỗ điều tử tế cho con người.

Tôi yêu mến những trang viết thấm đẫm sự trải nghiệm của tác giả Trần Gia Thái thực sự sống hết mình với sự kiện khi dùng ngôn ngữ để biểu hiện. Viết với triết lý nhân sinh với niềm tin và hy vọng với bi hài trên cả khổ đau. “Sóng độc” ghim lại trong tôi đó là (công tác cán bộ) sảy ra ở Đài Phát thanh Tuyền hình Bắc Hà. Tác giả thuộc việc từ chân tơ kẽ tóc. Rằng, Truyền hình Bắc Hà hơn 50 năm qua chuyên mượn Giám đốc (Tr 25). Lý do cũng tại cán bộ cơ sở. Ví như Hoàn toác thâu nghề bới lông, tung bắt; Mùi già đon đả đơm chuyện; Đỗ Thiết, Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập hoạt động bề nổi, không có tính trường trận, căn cơ, thiếu tầm bao quát, tư duy thiếu mạch lạc, chỉ đạo ngẫu hứng; cái giọng lúc thì thơ lơ, ngon ngọt, lúc thì quay quắt như lũ lái trâu. Chỉ giỏi giật dây chứ không ra mặt. Chuyên mượn lực người để đem lợi cho mình. Hắn là kẻ tanh tưởi. Đỗ Thiết luôn coi cái chức Giám đốc như là của gia bảo, phải chiến đấu giành cho bằng được (tr244)...Chuyện về cán bộ chủ chốt của Đài Truyền hình Bắc Hà, nổi cộm từ khi Hoàng Vĩnh Quyền lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy xuống lấy phiếu thăm dò. Quyền thận trọng với cơ sở vì nó mang tính nền tảng, tính tiên quyết. Bởi họ gần nhau, hiểu nhau nên phải chọn đúng để rồi đây sẽ lãnh đạo tập thể Đài...

Cuộc lấy phiếu giúp Hoàng Vĩnh Quyền rút ra: Ở Đài truyền hình Bắc Hà rất không đơn giản, nói cho đúng là có vấn đề. Nghề nghiệp tạo cho số ít người tự cao, tự đại, tự phụ, thậm chí tự do quá đà, thiếu khuôn phép ứng xử...Điều bất ngờ là Phạm Quang Thiện, Trưởng ban Thư kí, Thường vụ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Đài được cán bộ giới thiệu trúng phiếu cao nhất, lọt vào quy hoạch Phó Giám đốc Đài, đây là điều Thiện chưa hề muốn. Trong khi đó, Giám đốc đương nhiệm Văn Đức đã sắp nghỉ hưu điều hành hội nghị không xong. Phó Giám đốc Đỗ Thiết còn ít năm nhưng không nhập cuộc với ban lãnh đạo. Trần Thụy, Phó Giám đốc không rõ chính kiến...Khiến Quyền nhiều lúc phải nói thay (tr 46)...Sau lấy phiếu, Tỉnh chưa kiểm đã bị Mùi già, Bạc Phò tung tin kiểm xong phiếu. Đài Bắc Hà bung bang như chợ vỡ. Không khí khác thường. Họ để ý nhau, kình bẩy nhau, u ám, nặng nề...Gia cảnh, cội gốc của Phạm Quang Thiện được tác giả xới tung lên khiến người đọc cảm thương, thông cảm, xẻ chia về một bản ngã tốt đẹp của con người. Bố Thiện khuyên: “Không kham nổi thì thôi con ạ...Ai hơn, ai thích thì nhường người ta con ạ...Người được, người mất...Người khóc, người cười, lại ganh tỵ, đấu đá, sinh ra thù hằn”...Khi đó, Văn Đức Giám đốc Đài thổ lộ với Quang Thiện về Đỗ Thiết: “Thấy tớ nêu những khó khăn, cho là không ủng hộ, trở mặt liền. Khiếu kiện, tung tin thất thiệt làm rối loạn cơ quan. Lên Tỉnh ủy, lên ủy ban, lên bộ, lên ngành rải đơn thư như bươm bướm. Vừa rồi thấy kết quả phiếu như vậy lại quay sang chĩa mũi dùi vào câu” (tr 101)...Tác giả dành nhiều chương nói kỹ về nội tình Đài; công việc báo chí, về nghề, về việc thường ngày của Quang Thiện. Toàn Đài làm công tác tổ chức... Nhân sự số 1 là ai... Phần nhiều muốn Thiện lên...Số lớn tuổi thì chọn Trần Thụy...Nhóm khác lại mong Đỗ Thiết...Tất cả đều có lý lẽ riêng của mình...Anh em nhìn nhau như quân thù. Chỉ chăm chăm đối phó, chống đỡ nhau...

Chuyện cán bộ của Đài TH Bắc Hà khiến tỉnh phải vào cuộc một cách rất kĩ lưỡng, đặc biệt đồng chí Hoàng Minh, Bí thư Tỉnh ủy (ở thời điểm Đại hội nhiệm kì Tỉnh). Ông rất chịu nghe, chịu đọc, chịu tổng hợp khi Hoàng Vĩnh Quyền cung cấp hồ sơ. Ông biết đại bộ phận cán bộ Đài TH là tốt, nhưng trong lãnh đạo luôn đấu đá nhau, nhất là khi Giám đốc Văn Đức sắp nghỉ hưu. Ông rất để tâm đến Quang Thiện cán bộ trẻ và cơ mưu của Phó Giám đốc Đỗ Thiết...Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh thận trọng căn dặn cán bộ tỉnh để tâm, theo dõi, dồn sức cho công tác tổ chức, giúp đỡ Đài. Dứt khoát không để cái sảy nảy cái ung. Không để tiểu sự làm hỏng đại sự. Dứt điểm đưa người về đảm nhận chức danh Giám đốc Đài Bắc Hà...(tr 162)..

Tôi yêu mến cử chỉ gần gũi thân thiện của Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh với cán bộ Đài, khi đưa Hùng Dũng một cây viết lý luận tài danh của tỉnh về làm tân Giám đốc Đài TH Bắc Hà. Yêu những lời ông mách bảo Đình Trường, Bí  thư Tỉnh ủy kế nhiệm khi ông về Trung ương...Tôi yêu quý những lời khuyên của thượng cấp tỉnh với cán bộ cấp dưới mà Trần Gia Thái thể hiện ở trang 204: “Nhưng cái chính vẫn phải ở mình. Việc của mình, mình phải chủ động. Thấy tắc, thấy vướng ở khâu nào, mình phải tự đi tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra lối thoát, tìm cách giải vây, gỡ nút...giúp họ cũng chính là giúp mình” Cung cách tháo gỡ nội tình rối tinh của Đài TH Bắc Hà đã được cán bộ chức năng của tỉnh quán triệt sâu sắc...Trước khi rời Đài, Văn Đức và Trần Thụy rất đề phòng thói xấu của Đỗ Thiết nên đều kĩ càng căn dặn Quang Thiện.

Thế nhưng, tại Đại hội Công đoàn cơ quan Đài, Thiện đã bị sập bẫy của Đỗ Thiết, từ một bài báo bêu bậy “Học mập mờ vơ chức bự” trên báo Dân khi Tổng Biên tập đi nước ngoài. Chính Đỗ Thiết kích hoạt quả nổ với sự tiếp tay rất nhịp nhàng của Bạc phò và Mùi già vỗ mặt Thiện vào đúng Đại hội viên chức đầu năm khiến anh và nhiều người ngỡ ngàng về kĩ nghệ viết đơn thư, phao tin, đồn thổi, phát sóng độc (tr 282). Hội nghị tan vì bài báo. Bố Thiện gục đổ, qua đời vì nghe cháu gái đọc lại toàn văn bài báo nói xấu con trai!...Sự việc ấy khiến Bí thư Tỉnh ủy Đinh Trường thôi thúc hệ thống chức năng của tỉnh phải vào cuộc, đặc biệt là Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy...Theo đó là sự xuất hiện của nhà báo tài danh Nguyễn An. Anh không chịu để yên. Anh phải chỉ lời, chỉ chữ, soi đơn soi bài của nhau. Phải bảo vệ con người luôn nghĩ tốt, làm tốt như Phạm Quang Thiện. Đạo đức cao cả của nghề báo khiến Nguyễn An hoàn thiện mấy loạt bài đanh thép, chặt chẽ trên báo tin nhanh “Một bản kết luận thanh tra đặt ra ba câu hỏi”. Rồi trên báo ngôn luận “Ngạc nhiên chưa? Một bản kết luận thanh tra, ba điều vi phạm pháp luật” v.v...

Sự đời sáng đẹp với người tử tế, luôn vì công việc chung. Lê Nguyên Khôi, Chủ tịch Hội đồng thẩm định, lập báo cáo kết quả thẩm định quá trình tuyển sinh, đào tạo cấp bằng tốt nghiệp tại chức cho ông Phạm Quang Thiện tại trường Đại học nghệ thuật là đúng, không có sai sót gì với ông Thiện (như đơn tố cáo). Ông Thiện chỉ là nạn nhân của lề thói làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm và không chuyên nghiệp ở một số cán bộ cấp quản lý các cấp (Tr 411).

Từng đi suốt cuộc đời với nghề làm báo, tôi thực sự cám ơn những trang viết thấu thiết, tỷ mỉ thường thấy ở các cơ quan báo chí. “Sóng độc” đậm mãi trong tôi về cái tâm, cái tình, trách nhiệm về công tác cán bộ của lãnh đạo tỉnh Nam Bình. “Sóng độc”  Thực sự là một góc quý của đời sống chính trị.

Nguyễn Uyển

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top