Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Chàng trai khuyết tật kể chuyện trở thành phóng viên

14:00 24/06/2016 - Chân dung nhà báo
Mang khuyết tât từ nhỏ nhưng Đặng Thế Lịch đã bằng chính tình yêu và sự đam mê với nghề báo để vượt qua những khó khăn của chính bản thân mình và trở thành một trong những phóng viên của báo Cựu chiến binh Việt Nam.

Từ lúc sinh ra, chân tay Đặng Thế Lịch (quê ở thôn 1, xã Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đã bị co quắp do nhiễm chất độc da cam từ khi ông nội còn tham gia kháng chiến. Nhưng không vì thế mà Thế Lịch đầu hàng số phận mà ngược lại chàng trai trẻ đã không ngừng phấn đấu vươn lên để khẳng định mình.


                  Chàng trai Đặng Thế Lịch  - phóng viên Báo Cựu chiến binh Việt Nam

Đam mê nghề báo từ nhỏ

Đặng Thế Lịch cho biết, tình yêu đối với nghề báo của anh được truyền cảm hứng thông qua những câu chuyện từ cậu của Thế Lịch là một phóng viên làm việc tại Tạp chí Tuyên giáo. Ngay từ hồi nhỏ Thế Lịch đã bị cuốn hút bởi những câu chuyện, những chuyến đi của cậu và niềm đam mê đó cứ lớn lên cùng tuổi thơ của chàng trai. Thế Lịch chia sẻ: “Những lúc Cậu đi công tác về là tôi lại quấn lấy để hỏi, chuyến đi này cậu đi đâu, ở đó như thế nào, có thú vị không?”. Từ những câu chuyện đó đã vun đắp tình yêu, sự thích thú và đam mê với nghề báo trong anh.

Đam mê nghề báo từ bé và mong muốn được đi nhiều nơi đã trở thành động lực để Thế Lịch luôn phấn đấu hết mình trong học tập và nhanh chóng thực hiện ước mơ của mình.

Mơ ước là vậy nhưng trước cánh cửa Đại học Thế Lịch lại lựa chọn ngành Công tác xã hội của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thay vì ngành Báo chí như anh từng mong muốn.

Chia sẻ về lựa chọn này, Thế Lịch cho biết: “Lúc đó các thầy cô và cha mẹ đã phản đối rất nhiều về lựa chọn của tôi khi muốn trở thành một nhà báo. Mọi người đều cho rằng đó là nghề không phù hợp với bản thân mình. Ngay việc đi lại khó khăn như thế thì làm sao mà có thể đi lấy tin bài được. Chính vì thế mà tôi đã chọn ngành Công tác xã hội mặc dù niềm đam mê báo chí chưa lúc nào hết”.

 

               Đặng Thế Lịch tích cực tham gia hoạt tình nguyện tại Trung tâm bảo trợ xã hội 4

Ấp ủ từ lâu và mặc dù không thể theo học ngành báo chí nhưng ngay từ năm nhất, Thế Lịch đã làm cộng tác viên chuyên mục Tấm gương của tờ Báo Cựu chiến binh Việt Nam. Để làm tốt vai trò của mình, Lịch tự đăng ký học nhiều lớp nghiệp vụ đào tạo báo chí và tham gia nhiều hoạt động xã hội để có thể vừa hoàn thành tốt việc học vừa có thể theo đuổi đam mê của mình. Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cũng chính là lúc anh đã trở thành phóng viên chính thức của Báo Cựu chiến binh, nơi anh đã có nhiều năm cộng tác.

Khó khăn trong làm báo của chàng trai khuyết tật

Ngay từ khi bắt tay vào những bài viết đầu tiên, hơn ai hết Thế Lịch hiểu rằng là một phóng viên không thể ngồi một chỗ để lấy tin bài và làm phóng sự mà phải tới tận nơi để tìm hiểu thông tin. Chân tay anh không được lành lặn như những người khác nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn khi anh không thể tự mình lái xe máy hay điều khiển các phương tiện khác mà anh chủ yếu đi bằng xe khách hay bắt xe ôm.

Nói về những khó khăn này chàng trai trẻ Thế Lịch tâm sự: “Nhiều lúc tôi muốn chụp một bức ảnh đẹp mà không thể cạnh tranh vị trí đẹp để chụp như các phóng viên khác. Lựa chọn trở thành một phóng viên một nhà báo tôi đã gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn".

Những khó khăn đó là chưa hết với Thế Lịch: “Mỗi lần đi tác nghiệp, khó khăn nhất là đi các vùng miền núi, ngõ hẻm, xa xôi không có xe tôi phải tự mình bắt xe dọc đường. Sau mỗi chuyến đi dài như vậy thì chân tôi lại đau nhức không thể viết và gửi bài đúng hạn được.”

Tuy nhiên, với Thế Lịch công việc dù khó khăn thì vẫn phải hoàn thành. Nghĩ vây nên mặc dù không có ưu đãi nào cho phóng viên đặc biệt như anh nhưng Thế Lịch vẫn rong ruổi khắp đó đây để viết về những vùng đất, những tấm gương đang ngày ngày góp phần vào sự phát triển của quê hương.

 

                           Đặng Thế Lịch cùng đồng nghiệp lấy tin ở Nhà hát Lớn Hà Nội

Kể về những chặng đường tác nghiệp đã qua, Thế Lịch cho biết, trong mỗi chuyến tác nghiệp anh đều có những kỉ niệm và bài học cho riêng mình.

“Có lần về Đà Bắc – Hòa Bình viết bài, tìm mãi mới đến được nhà nhân vật lúc này trời tối lại mưa đường đất, ít người, nhiều lúc cảm thấy nản chính. Nhưng may sao khoảng một tiếng sau có một xe máy đi qua nên đã xin đi nhờ. Lúc đó mới thấy mình thật may mắn”, Thế Lịch kể lại.

Còn bao nhiêu khó khăn và những kỷ niệm có khi "cười ra nước mắt" trên đường tác nghiệp khác nữa nhưng chàng trai trẻ ấy vẫn không nản chí và vẫn muốn dấn thân vào nghề báo một nghề đầy khó khăn và nguy hiểm bởi đơn giản với Thế Lịch đam mê thì phải theo đuổi đến cùng.   

 

Theo Gia đình Việt Nam

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top