Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Báo chí & xã hội thông tin nhân văn

00:03 30/06/2016 - Bình luận
Báo chí truyền thông đang phát triển đa dạng với sự bùng nổ của mạng xã hội và báo điện tử, trong đó có nhiều thông tin giật gân, câu khách “sốc, sex, sến”, ít được kiểm chứng, làm ô nhiễm môi trường thông tin. Nhưng báo chí đang có một xu hướng mạnh mẽ, đó là hướng tới giá trị nhân văn trong thông tin, phát hiện, khơi dậy, cổ vũ những nhân tố tích cực. Nhiều cơ quan báo chí xem yếu tố nhân văn là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Nhiều chuyên mục, chương trình hướng tới giá trị nhân văn đã gây hiệu ứng tích cực với xã hội, lan tỏa sâu rộng và tạo ra được sự thay đổi nhiều số phận con người, nhiều vùng đất và đặc biệt thổi bùng lên những ngọn lửa của lòng nhân ái, lối sống đẹp trong cộng đồng. Không ít tờ báo, nhà báo đã âm thầm nỗ lực làm việc thiện sau mặt báo, chung tay, góp sức để tạo nên những đổi thay tích cực.

Khi bị ngập trong những thông tin thiếu nhân văn, nguời đọc đang tìm đến những thông tin được kiểm chứng, giàu tính nhân văn. Trên thế giới, giai đoạn sốc, sex, sến lên ngôi đã qua, báo chí đúng nghĩa đang trở lại, độc giả đã biết chọn lọc đâu là thông tin giá trị. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó. Nhưng đó vẫn là một con đường gian nan, cần nhiều nỗ lực của các cơ quan quản lý, các cơ quan báo chí, của nhà báo và cả công chúng. Cải thiện môi trường thông tin là ưu tiên hàng đầu của Bộ Thông tin Truyền thông trong giai đoạn tới “Vì một xã hội thông tin lành mạnh”.

“Báo chí và xã hội thông tin nhân văn” là nội dung tiêu điểm tháng 6 - tháng có kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Nguồn: Nhân Dân điện tử

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top