5 lời khuyên trong việc duy trì mối quan hệ tốt với nguồn tin

23:43 22/06/2016 - Tác nghiệp
Nguồn tin là một trong những “tài sản” có giá trị đối với mỗi nhà báo. Trong hoạt động nghề nghiệp, nhà báo thường xuyên phải trao đổi liên hệ với các nguồn tin của mình để tìm kiếm thông tin. Chính vì vậy, việc duy trì những mối quan hệ tốt với “nguồn tin tốt” là một yếu tố quan trọng để nhà báo phát triển nghề nghiệp của mình.
Duy trì mối liên hệ tốt với nguồn tin là kỹ năng cần thiết đối với mỗi nhà báo - Nguồn: Internet

Khi nguồn tin tôn trọng và tin tưởng vào nhà báo thì họ sẽ là những người đầu tiên chủ động mang thông tin quý giá đến cho nhà báo. Nhưng để đạt được điều này, nhà báo cần phải biết cách để đạt được sự tin cậy cũng như duy trì mối liên hệ tốt với nguồn tin.

Xin giới thiệu đến  đồng nghiệp 5 nguyên tắc, kinh nghiệm sau:

1. Chú trọng và biết cách trao đổi “chuyện phiếm” với nguồn tin:

Nhiều người không đề cao việc “nói chuyện phiếm” với nguồn tin, nhưng một vài lời nói thân thiện có thể thay đổi thái độ đối xử với nguồn tin của các nhà báo. Nên nhớ rằng các nguồn tin cũng là người chứ không phải là những cái máy trả lời tự động. Hãy chú ý đến những câu chuyện đơn giản, bình dị và đời thường để thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và thích thú đối với những nguồn tin quý giá của mình.

2. Đừng tỏ ra là “người xa lạ”

Khi bạn xác định được nguồn tin tiềm năng, hãy tỏ ra thân thiện và trao đổi, thăm hỏi họ thường xuyên chứ không phải lúc cần phỏng vấn mới liên hệ với họ. Đây cũng là dịp tốt để nhà báo sử dụng kỹ năng “nói chuyện phiếm” với nguồn tin và hỏi họ về sự tiến triển của các chủ đề đã trao đổi từ trước. Nên duy trì sự thăm hỏi thường xuyên với danh sách các “nguồn tin” của bạn bằng việc gọi điện thoại, gửi email và thậm chí là gặp mặt trực tiếp. Mục đích chính là để nguồn tin không “quên” bạn và quên những điều họ biết mà bạn quan tâm đến.

Mạng xã hội đã trở thành kênh giao tiếp quan trọng của các nhà báo với nguồn tin của họ. Rất nhiều nhà báo sử dụng Facebook, Twitter để tìm kiếm và tương tác với nguồn tin của mình một cách không chính thức nhằm tìm kiếm những vấn đề mà họ quan tâm, chia sẻ.

3. Tôn trọng và bảo vệ sự riêng tư của nguồn tin

Đừng trở thành một nhà báo “nuốt lời” khi được yêu cầu và khuyến cáo từ nguồn tin đối với những thông tin “không nên đăng tải”. Khi nguồn tin của bạn yêu cầu hoặc khuyến cáo bạn về những thông tin như vậy thì bạn nên tôn trọng và giữ lời hứa với nguồn tin của mình. Tuy nhiên, đối với những thông tin đặc biệt có giá trị, hãy hỏi thẳng nguồn tin của mình về khả năng xác minh thông tin và đăng tải một cách chính đáng.

Đối với nhiều nguồn tin, việc khuyến cáo hay yêu cầu nhà báo về những “thông tin không chính thống” này nhằm để thử thách nhà báo. Nguồn tin thường muốn đảm bảo yêu cầu “không trích dẫn” của mình được các nhà báo thực sự tôn trọng. Trong một số trường hợp nhà báo vẫn có thể đăng tải những thông tin dạng này với điều kiện là phải bảo đảm tuyệt đối sự an toàn, bí mật của nguồn tin và đồng thời đảm bảo sự tin cậy từ nguồn tin của mình.

Khi nhà báo tuân thủ nguyên tắc này sẽ xây dựng, củng cố sự tin cậy qua đó tạo ra những cơ hội nhận được những “thông tin chất lượng” hơn từ nguồn tin của mình trong tương lai.

4. Yêu cầu nguồn tin của mình giới thiệu thêm những nguồn tin khác

Sau khi kết thúc phỏng vấn, các nhà báo nên tham khảo ý kiến nguồn tin của mình, đề nghị giới thiệu đến những người khác để phỏng vấn về cùng chủ đề. Thông thường, các nguồn tin sẽ giới thiệu thêm các nguồn tin khác. Khi mở rộng nguồn tin về một vấn đề thì khả năng đưa thông tin khách quan sẽ được đảm bảo (trong trường hợp nguồn tin có thể thiên lệch ý kiến về một vấn đề/chủ đề khi cung cấp thông tin).

5. Nên giữ khoảng cách nhất định, không nên quá thân mật với nguồn tin của mình

Tránh việc trở nên quá gần gũi với nguồn tin của mình vì điều này sẽ ảnh hưởng tới tính khách quan của nhà báo. Khi nguồn tin trở thành “bạn tri kỷ” thì nhà báo thường đưa tin theo chiều hướng của nguồn tin và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự khách quan của câu chuyện.

Ranh giới giữa việc duy trì sự quan tâm, mối liên hệ với nguồn tin và “trở thành bạn tri kỷ” với nguồn tin là rất mong manh. Một nhà báo chuyên nghiệp cần nhận định rõ việc này để tuyệt đối tránh việc đưa tin thiếu khách quan và thiên lệch.

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top