Phóng viên văn hóa và những trăn trở giữ gìn tinh hoa văn hóa dân tộc

14:43 18/08/2022 - Văn hóa xã hội
Trong những năm theo dõi mảng văn hóa, chúng tôi đã có nhiều chuyến đi tác nghiệp tại các địa phương trong tỉnh tìm hiểu về công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc. Chúng tôi nhận thấy văn hóa truyền thống có phần bị mai một, nhất là khi phải cạnh tranh với những loại hình văn hóa giải trí hiện đại, công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ đa phương tiện phát triển mạnh.

Các nghệ sỹ trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình tại lễ hội Carnival năm 2022

Để có được những bài viết mang hơi thở cuộc sống, phản ánh khách quan, trung thực các vấn đề được truyền tải, nhất là về văn hóa các dân tộc, chúng tôi đã gặp gỡ, trao đổi với các nghệ nhân, những người am hiểu và đang lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc…

Với mỗi chuyến đi, gặp gỡ một nhân vật đều để lại những ấn tượng sâu sắc. Trong chuyến lên vùng cao Đà Bắc tìm hiểu về văn hóa Tày, tôi gặp nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực tri thức văn hóa Lường Văn Chôm, xã Trung Thành, ông chia sẻ: Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đại chúng, sự du nhập, ảnh hưởng của các nền văn hóa bên ngoài đã có tác động không nhỏ đến ý thức của nhân dân các dân tộc, đến phong tục tập quán và đặc biệt là các giá trị văn hóa, văn nghệ dân gian có nguy cơ bị thay thế, mai một. Tầng lớp nắm giữ tri thức dân gian tập trung ở những người lớn tuổi cũng bị mai một dần. Lớp trẻ đại đa số không am hiểu phong tục tập quán dân tộc, thậm chí một số không biết nói ngôn ngữ của dân tộc mình. Hiểu rõ điều này, nhiều năm nay tôi đã sưu tầm, truyền dạy chữ viết, văn hóa truyền thống dân tộc Tày cho thế hệ trẻ với mong muốn lưu giữ văn hóa của người Tày trường tồn theo thời gian.

Qua những chuyến đi, với sự tiếp cận đa chiều để có lượng thông tin phong phú, chúng tôi đã có những bài viết tôn vinh những người đang lưu giữ, bảo tồn các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Đồng thời phản ánh những vấn đề tiêu cực, khó khăn, vướng mắc ở địa phương trong công tác bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Nhiều bài báo phản ánh một cách tích cực, có chiều sâu về những nét đẹp trong các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống; giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ đặc sắc; các nghề truyền thống; nghi thức, nghi lễ truyền thống; hương ước, quy ước của bản làng, dòng họ gắn liền với tín ngưỡng, tâm linh trong đời sống hàng ngày, mang đặc trưng riêng của từng dân tộc. Từ những bài báo được đăng tải đã góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa truyền thống, đưa nét đẹp văn hoá truyền thống lan rộng trong đời sống xã hội. Thông tin kịp thời tin tức, sự kiện liên quan đến các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là các di sản văn hóa được UNESCO vinh danh. Đặc biệt, gần đây nhất là các bài viết tuyên truyền về chiêng Mường được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản văn hóa mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, lễ hội Khai hạ và lịch tre (lịch Đoi/Roi) của người Mường Hòa Bình được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 

Thông qua các bài viết đăng tải trên Báo Hòa Bình, Hòa Bình điện tử và một số trang mạng xã hội Facebook, YouTube đã góp phần tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, người dân đối với việc bảo tồn, gìn giữ, khai thác, phát huy giá trị tốt đẹp của các di sản văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Nguồn: Báo Hòa Bình

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top