Những lời xin lỗi đáng nhớ của báo chí

15:14 29/06/2016 - Dọn vườn
Thông tin đăng tải trên báo chí được chuyển đến rất nhiều người và có thể gây ra những tác động xã hội to lớn. Vì vậy, một sai sót của báo chí có thể gây ra hậu quả khôn lường. Chúng ta hãy cùng xem báo chí thế giới đã mắc những sai lầm như thế nào và sửa chữa ra sao.

Biểu tình chống lại bức tranh biếm hoạ (Nguồn: Timesonline)

Năm 1887, tờ Times cho đăng bản sao của một lá thư ký tên đại biểu quốc hội Ireland ông Charles Stewart Parnell. Lá thư cho thấy ông này có liên quan đến vụ mưu sát đại sứ Anh tại Ireland và thuộc cấp của ông tại công viên Phoenix, Dublin năm 1882.
 
Ngay sau khi bài báo xuất hiện, một ủy ban đặc biệt đã được thành lập để điều tra sự thật. Kết quả cho thấy, đó là bức thư giả mạo - và tất nhiên, Times đã phải nếm một cú lừa cay đắng.
 
Cũng vào thế kỷ 19, lời xin lỗi cho câu chuyện vô cùng buồn cười đã xuất hiện trên một tờ báo Mỹ như sau: "Rev James P. Wellman không phải bị bắt giam vì đã đá vợ mình từ cầu thang xuống và ném chiếc đèn dầu đang cháy lên đầu bà như chúng tôi đã đăng tải. Thực ra, ông ta đã mất cách đây bốn năm và chưa bao giờ kết hôn".

Năm 2003, tờ Daily Telegraph ở Sydney, Australia, cho đăng tải lời cáo lỗi rất châm biếm: "Hôm qua Daily Telegraph đã đưa tin viết rằng đội bóng bầu dục của Anh chơi rất nhạt nhẽo. Điều này không đúng. Sự thật là cả nước Anh đều nhạt nhẽo. Daily Telegraph xin chân thành cáo lỗi vì sai sót nói trên".
 
Tháng 5/ 2004, tờ New York Times đã đăng lời cáo lỗi trên trang xã luận đến các độc giả của mình do đã thông tin sai lệch về các vũ khí hủy diệt của Iraq. Tờ báo vẫn được coi là có ảnh hưởng sâu rộng nhất trên toàn nước Mỹ thú nhận rằng chính phủ Mỹ đã gây áp lực khiến họ phải đăng tải những cáo buộc vô căn cứ nhằm biện minh cho cuộc chiến tranh Iraq. Ban biên tập thừa nhận tin tức đưa ra "không được chặt chẽ như lẽ ra nó phải thế".
 
Cùng tháng đó, tờ Daily Mirror ở Anh phát hành một ấn bản với lời xin lỗi ở ngay trang ba: "Xin thứ lỗi. Chúng tôi đã bị lừa". Nguyên là tờ báo đã cho in một bức ảnh giả trong đó có hình các binh sĩ của Anh hành hạ một người Iraq. Ngay sau tin cáo lỗi này, Daily Mirror cũng xin hiến tất cả số tiền thu được từ việc bán hình ảnh này cho quỹ từ thiện.

Tháng Bảy năm đó, tờ The Sun đã phải xin lỗi vì đã gây ra "sai lầm tai hại nhất trong lịch sử của tờ báo" liên quan đến thảm kịch sân Hillsborough năm 1989, nói rằng họ "thành thực cáo lỗi". Tờ báo nói họ đã dùng: "những luận điệu nghiêm trọng và không đúng sự thực" để phán xét hành vi của các fan Liverpool trong thảm kịch Hillsborough, khiến cả thành phố Liverpool phẫn nộ.

Tháng 02/2006, tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đã phải đăng nguyên một trang viết bằng tiếng Ả Rập để xin lỗi các tín đồ đạo Hồi trên các tờ báo của Ả Rập Xê út. Tờ báo này đã đặt hàng những tranh biếm họa vẽ hình nhà tiên tri Mohammed với cái khăn đội đầu có hình quả bom và một số hình ảnh khác bi coi là xúc phạm đấng tiên tri này. Các tranh biếm họa này sau đó đã gây ra một làn sóng giận dữ làm rung chuyển cả thế giới đạo Hồi và gây ra nhiều cuộc xô xát nghiêm trọng. Trong bài viết xin lỗi, Carsten Juste, tổng biên tập của Jyllands-Posten đã viết:

"Cho phép tôi thay mặt cho Jyllands-Posten được xin lỗi vì những gì đã xảy ra và thể hiện sự lên án mạnh mẽ mọi hành động nhằm công kích bất kỳ tín ngưỡng, dân tộc và nhóm người nào. Tôi hi vọng rằng với bài phát biểu này, tôi có thể gỡ bỏ được mọi sự hiểu lầm đáng tiếc".
 
Tuy vậy, những lời xin lỗi trên đây cũng là chưa đủ để ngăn chặn các cuộc bạo động xảy ra trên toàn thế giới. Nhiều phần tử quá khích đã tấn công vào các nhà thờ thiên chúa giáo ở Pakistan và Châu Phi cũng như đại sứ quán Mỹ ở Indonesia.

Gần đây nhất, tháng 3/2008, tờ nhật báo hàng đầu nước Anh The Daily Express vụ mất tích kỳ lạ của cô bé Meledine McCann 4 tuổi tại khu nghỉ mát Bồ Đào Nha hồi tháng 5/2007.

Trong bài báo xin lỗi có đoạn viết: "Chúng tôi thừa nhận rằng không có bất cứ một bằng chứng nào cho mối nghi ngờ này và vợ chồng Kate và Gerry hoàn toàn vô can trong vụ mất tích con gái. Chúng tôi thật sự rất xin lỗi vì đã gây thêm áp lực và phiền muộn cho hai người".

Theo: vja.org.vn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top