Xe mô hình, cống xả thải và hiện tượng “tin dỏm”
23:29 21/03/2017
- Dọn vườn
Chỉ trong một
khoảng thời gian ngắn
sau Tết nguyên đán,
đời sống truyền thông
Việt lại ồn ào với nhiều
câu chuyện đáng
buồn và đáng xấu hổ.
Xin được nhắc lại hai
sự kiện khá tiêu biểu
cho thực trạng“tin
dỏm”(fake news) - một
hiện tượng không mới
nhưng đang có nguy
cơ tung hoành trong
môi trường truyền
thông hiện đại...
Tin dỏm đang ngày càng xuất hiện nhiều trên các diễn đàn, mạng xã hội. Ảnh minh họa
Xe đồ chơi giá chục tỉ?
Ngày 7/2, trên diễn đàn Otofun, một thành viên đã đăng lên loạt ảnh 4 chiếc xe hiệu Lamborghini, Bentley gắn biển số xanh của mã thành phố Cần Thơ như 65A- 000.09, 65A-00113, 65A-111.33, 65A-000.54 kèm theo dòng chữ bình luận: “Sắp có biến lớn rồi”...
Từ “thông tin” ấy, phóng viên một tờ báo mạng rất nhanh chóng đã khai thác hình ảnh và các bình luận trong diễn đàn kết hợp với một số biện pháp tác nghiệp khác để triển khai thành một bài báo. Nội dung bài báo khẳng định (qua phỏng vấn cơ quan chức năng), công an thành phố Cần Thơ chưa hề cấp biển số xanh cho xe công nào như vậy và đi đến kết luận dàn siêu xe có giá hàng chục tỉ đồng này dùng biển số giả...
Sau khi độc giả phát hiện ra sự thật thì tờ báo đăng tin và các tờ báo dẫn link đều gỡ bài xuống. Tuy nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó, các báo tiếp tục khai thác câu chuyện theo chiều hướng “xử lý người chụp ảnh tung lên mạng xã hội với thông tin thất thiệt”. Dư luận lại ồn ào bàn tán tiếp về vụ việc này với các khía cạnh pháp lý, đạo đức.
Sự kiện “siêu xe mô hình mang biển xanh” này lại một lần nữa cho thấy việc kiểm tra, thẩm định thông tin trong tác nghiệp - nhất là tác nghiệp báo chí trong một môi trường truyền thông xô bồ như hiện nay - phải luôn được xem là nguyên tắc hàng đầu. Không thể xem đây là chuyện tai nạn nghề nghiệp của phóng viên, bởi tác giả đã thiếu thao tác rất quan trọng là thẩm định nguồn tin, mà cụ thể là phải liên hệ với tác giả đã đăng những tấm hình lên diễn đàn Otofun trước khi vội vã phỏng vấn các cơ quan chức năng!
Và cống xả thải biết... đi
Ngày 18/2, trên mạng xã hội facebook xuất hiện một video clip 25 giây ghi hình một cống xả ra dòng nước đỏ ngầu, thông tin văn bản đi kèm với clip này cho rằng, đây là một trong nhiều miệng cống của công ty Formosa ở Hà Tĩnh. Trước đó một ngày, cũng có thông tin về vệt nước màu đỏ xuất hiện ở vùng biển Vũng Áng nên “cư dân mạng” rất quan tâm “chia sẻ” clip này. Trước áp lực dư luận, dù clip xuất phát từ mạng xã hội, một số cơ quan chức năng (của tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Tài nguyên - Môi trường, một số cơ quan truyền thông) đã vào cuộc kiểm tra và khẳng định trên báo chí rằng, Formosa không hề có cống thải như thế.
Các nhà báo được Ban giám đốc Cảng Tiên Sa tạo điều kiện đến khu vực cửa cống xả tại cầu cảng 4 để so sánh hình ảnh trong clip và hình ảnh thực tế tại đây.
Tất cả chi tiết đều giống, trừ dòng nước thải: hoàn toàn không có màu đỏ sậm như trong clip. Sự việc được giải thích: clip lưu hành trên mạng được ghi hình tại cầu cảng 4 của cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) cách đó 2 năm. Thời điểm quay clip, khu vực này không hề có nhà máy, xí nghiệp nào nên không thể xả thải ra môi trường, theo một số công nhân làm việc ở đây, có thể màu đỏ nói trên do bùn đỏ, dăm gỗ và cũng có thể xe súc rửa phân bón có chất kali tại cảng.
Một cái cống xả thải không có chân, nhưng nó được dời từ Đà Nẵng ra Hà Tĩnh từ... ác ý của người tung clip lên mạng.
huật ngữ "fake news" gần đây được các nhà quản lý, các cơ quan báo chí, các nhà nghiên cứu nhắc đến nhiều và tranh cãi về nội hàm của nó cũng rất sôi nổi. Có người dịch ra tiếng Việt là “tin giả”. Nhưng, “tin giả” thực sự chưa lột tả được hết nội hàm của thuật ngữ này. Fake news đôi lúc như một trò chơi khăm kiểu “cá tháng Tư”, nhưng đa phần là hành vi cố tình truyền thông tin sai lạc, thất thiệt với ý đồ kinh tế hay ý đồ chính trị nào đó. Fake news - tin tức giả mạo, tin tức dỏm - trước đây lan truyền trên các phương tiện chính thống, ngày nay, môi trường truyền thông xã hội tạo điều kiện cho nó phát triển khá nhanh, khá mạnh và... đôi lúc rất nguy hiểm. Nhiều người cho rằng, “fake news” nếu chỉ là tin... xạo thì vô hại, nhưng thực tế không phải vậy. Người tiêu dùng tin tức hiện nay không còn thụ động đọc, nghe, xem mà còn có cơ hội chia sẻ, phát tán, bình luận. Trong cái biển thông tin xô bồ ấy, một “tin xạo” ban đầu có thể gây ra những hậu quả khó lường, thậm chí - có người chứng minh rằng - fake news ngày nay còn tác động tới kết quả bầu cử tổng thống! Hai câu chuyện truyền thông trên đây cho thấy, tin dỏm hôm nay có thể đến từ nhiều động cơ khác nhau. Và, tình hình ấy buộc nhà báo cần tỉnh táo hơn khi đón nhận và phát tán thông tin |
Phan Văn Tú
Bình luận: 0
Tin tức liên quan
- Tin giả và sức “đề kháng” của người làm báo trong đại dịch Covid -19 (10:52 11/10/2021)
- Lạm dụng từ lóng, lợi bất cập hại (10:15 25/03/2019)
- Khi nhà báo nhét chữ vào mồm người khác (10:05 25/05/2017)
- Truyền thông và giới showbiz (11:05 21/03/2017)
- Nhiều cán bộ, đảng viên sửa lại tuổi vì 'tham quyền cố vị' (04:48 21/08/2016)