Nhà báo tiên phong trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

16:24 22/09/2021 - Góc nhìn
Cũng như những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, các phóng viên, nhà báo đã có một cuộc sống đặc biệt khi tác nghiệp ở nơi tuyến đầu nóng bỏng. Những thước phim, bài báo, những câu chuyện xúc động trong quá trình tác nghiệp được thông tin tới công chúng một cách chính xác, nhanh chóng, chân thực ..., Sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ "chiến sĩ thông tin" trong công tác phòng chống dịch đã thể hiện sứ mệnh tiên phong của báo chí trong công tác phòng, chống dịch, quyết tâm cùng cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Ảnh minh họa

Xung kích nơi tuyến đầu

Bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam và toàn cầu đã được tái hiện sinh động, chân thực và đầy ấn tượng trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong suốt thời gian qua, kể từ khi dịch được ghi nhận ở Việt Nam vào khoảng cuối tháng 1/2020 nhờ những phóng viên, nhà báo không quản hiểm nguy dấn thân, bám sát cơ sở, đồng hành cùng các lực lượng tuyến đầu.

Giữa khó khăn của dịch bệnh bủa vây, họ vẫn đảm bảo truyền tải thông tin nhanh, chính xác, phản ánh chân thực, sinh động nhất về công tác phòng chống dịch, cũng như tâm tư, nguyện vọng của người dân. Họ sẵn sàng xa gia đình, chấp nhận cách ly tập trung, gửi con cái về nội, ngoại… và họ cũng chuẩn bị sẵn tinh thần đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm dịch bệnh để có được những tin tức, những câu chuyện lan tỏa cảm xúc tích cực đến với mọi người cùng đồng hành trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh nguy hiểm này.

Nhiều nhà báo đã thực sự “xông pha” ở những điểm “nóng”, trong các bệnh viện, các khu cách ly, nơi biên giới… để có những thước phim những hình ảnh chân thực, sống động, phong phú. Thậm chí, trong khi làm nhiệm vụ có nhà báo, phóng viên đã bị nhiễm Covid-19, cho thấy nhiều người đã tác nghiệp trong tâm thế của những “phóng viên chiến trường” để kịp thời truyền tải thông tin nhanh nhất đến người dân.

Hành trình tác nghiệp của đạo diễn phim tài liệu "Ranh giới" Tạ Quỳnh Tư. Ảnh Báo Nguoilaodong

Bộ phim tài liệu “Ranh giới” trên VTV1 tối ngày 8/9 phần nào giúp người xem cảm nhận được những gì thực sự đang diễn ra nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19. “Qua các tác phẩm báo chí, người dân cả nước cảm thấu sự vất vả, hy sinh của đội ngũ y bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch, giành giật mạng sống cho từng người dân, đồng thời cũng thấy được tinh thần dấn thân, cống hiến của đội ngũ những nhà báo, họ đã đồng hành, sát cánh bên những y bác sỹ, bên những người bệnh để có những thước phim, tư liệu chân thực nhất về cuộc chiến sinh tử chống Covid -19. Giữa ranh giới của sự sống và cái chết, đã ngời sáng tinh thần quả cảm, đức hy sinh và lòng thương yêu con người….” - Nhà báo Hồ Quang Lợi nhận định.

Khắc phục mọi khó khăn

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hộị. Hoạt động báo chí cũng không nằm ngoài “vòng xoáy” đó. Trong điều kiện khó khăn chung, đội ngũ nhà báo đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, chuyển đổi nhiều hình thức tác nghiệp, đưa tin. Những hình thức tòa soạn online ra đời đáp ứng yêu cầu của công chúng.

Các đại biểu dự tọa đàm trực tuyến "Báo chí tuyền thông trong tuyến đầu chống dịch"

Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Báo chí tuyền thông trong tuyến đầu chống dịch” ngày 18/9, nhà báo Mai Vũ Tuấn, Giám đốc Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, Tổng biên tập báo Quảng Ninh cho biết, với đặc thù từ vị trí địa lý, tỉnh đã chịu tác động không nhỏ từ dịch Covid-19, nhưng nhờ đó vị trí, vai trò của của báo chí chính thống đã được khẳng định, cung cấp thông tin định hướng dư luận; là vũ khí chiến đấu lại thông tin xấu độc lan truyền trên mạng xã hội. Các cơ quan báo chí tăng thời lượng, mở thêm chuyên mục, có nhiều bài báo sâu sát cơ sở phản ánh toàn diện về công tác chống dịch cũng như cung cấp thông tin cho độc giả, khán thính giả.

Là một cơ quan linh hoạt trong công tác tuyên truyền, Báo Quảng Ninh đã tạm dừng sản xuất báo in trong 15 ngày để tập trung tuyên truyền trên các nền tảng khác như phát thanh, truyền hình,  mạng xã hội, báo điện tử... Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, các cuộc họp, chương trình phỏng vấn, trao đổi; phối hợp với các cơ quan báo chí ở các địa phương; sử dụng và hướng dẫn đội ngũ cộng tác viên là các y bác sĩ tại cơ sở để cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, xây dựng phương án tác nghiệp độc lập, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình tác nghiệp…

Trong hoạt động tổ chức đội ngũ phóng viên tác nghiệp tại tâm dịch TP. Hồ Chí Minh, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, Tô Đình Tuân cho biết, ngay khi dịch bùng phát, tòa soạn đã thành lập tổ tác chiến với tiêu chí lựa chọn là những phóng viên trẻ nhiệt huyết, đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin, không có bệnh lý nền. Báo đã liên tục cập nhật bản đồ số, các phóng viên được cử theo dõi thông tin trên từng địa bàn thay vì theo mảng như trước đây, trong quá trình tác nghiệp luôn đảm bảo tuân thủ 5K. Tòa soạn cũng thực hiện sản xuất báo in trên không gian số …

Có thể thấy, trong khó khăn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, các cơ quan báo chí đã có những cách làm hay, truyền tải thông tin chính thống, nhanh nhất tới bạn đọc nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa đảm bảo phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, hiệu quả tình hình diễn biến dịch bệnh; hoạt động của các lực lượng chức năng tuyến đầu phòng, chống dịch như: ngành y tế, công an, quân sự… Bên cạnh đó, kịp thời phản ánh những nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; sự chung tay, góp sức của toàn xã hội để hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ phóng viên nhà báo trong công tác chống dịch thời gian qua đã thể hiện sứ mệnh tiên phong của báo chí trong công tác phòng, chống dịch Covid 19 quyết tâm cùng cả nước chung tay đẩy lùi đại dịch.

KD

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top