Người phát ngôn & nhà báo săn tin

00:11 16/03/2017 - Góc nhìn
Sự hấp dẫn của báo chí, trước hết là tin hay sự kiện vừa, đang và sắp xảy ra. Có ai đó đã lập luận về nghề báo - nghề săn tin. Lẽ đương nhiên, báo chí chân chính, báo chí cách mạng, tin phải đúng, trúng và trung thực. Tin tức có trúng, có đúng thì định hướng dư luận xã hội mới chuẩn xác.

Tác nghiệp tại hiện trường. Ảnh minh họa

Người phát ngôn và chế độ cung cấp thông tin cho báo chí

Về lý luận, có tới hàng trăm định nghĩa về nghề báo, nhà báo. Lúc sinh thời, nhà báo Hoàng Tùng, một “cây đại thụ” của Báo chí Cách mạng Việt Nam định nghĩa nghề báo là nghề săn tin; nhà báo đồng nghĩa với săn lùng tin tức. Kỹ năng nghiệp vụ của nhà báo trong săn lùng tin tức muôn hình vạn trạng, tùy theo năng lực, phần nào đó có cả yếu tố đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt phải có các mối quan hệ xã hội sâu rộng.

Đối với báo chí cách mạng, tin tức đưa đến cho công chúng phải là tin tức chính thống, chuẩn xác, phù hợp với lợi ích nhân dân, lợi ích đất nước. Muốn có được điều này, các cơ quan hành chính Nhà nước có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp thông tin cho báo chí. Do vậy, Nhà nước ta đã có những quy định chặt chẽ về chế độ người phát ngôn, chế độ cung cấp thông tin cho báo chí. Quy định về “Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” là điều hết sức quan trọng đối với quyền được thông tin, quyền tiếp cận thông tin của nhân dân, của công chúng báo chí, giúp báo chí có nguồn tin chính thống từ các cơ quan hành chính Nhà nước để việc thông tin được chuẩn xác, trung thực, khách quan - điều cốt lõi của hoạt động báo chí chân chính. Thực hiện tốt chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí càng hết sức cần thiết, từ đó mà định hướng dư luận xã hội đúng đắn, tạo sự đồng thuận xã hội cao, nhất là trong bối cảnh nhiễu loạn thông tin từ mạng xã hội như hiện nay.

Chế độ người phát ngôn, chế độ cung cấp thông tin cho báo chí không hoàn toàn mới đối với các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như với các cơ quan báo chí và nhà báo. Điểm mới lần này được khẳng định tại Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ, so với Quy chế do Thủ tướng Chính phủ đã ban hành năm 2013 là các điều khoản được quy định chặt chẽ, rõ ràng, ràng buộc trách nhiệm cụ thể, chi tiết hơn nhiều. Với sự bùng nổ và nhiễu loạn thông tin như hiện nay, đây chính là công cụ hữu hiệu tạo cho nhà báo “săn tin” chuẩn xác và đúng hướng. Rốt cuộc, việc các cơ quan hành chính Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, các cơ quan báo chí và các nhà báo tổ chức thực hiện hiệu quả, không hình thức, ai vi phạm sẽ được xem xét, xử lý nghiêm minh, theo đúng quy định của pháp luật.

Khi “cấm cửa” báo chí

Nhân đây, xin nói thêm về một cuộc họp báo “kỳ lạ” ngày 24/2/2017 tại Mỹ, dưới thời Tổng thống Donald Trump, do phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer chủ trì: cấm cửa nhiều nhà báo và cơ quan báo chí, trong đó có New York Times (NYT), CNN, Politico... vì họ là “kẻ thù của người dân Mỹ”; trong khi nhiều cơ quan báo chí khác vẫn được mời. Giới truyền thông Mỹ phản ứng gay gắt, một số báo, đài tẩy chay cuộc họp báo và họ cho rằng, Tổng thống Donald Trump “đang kiểm soát tự do báo chí”. Quan hệ giữa truyền thông Mỹ với chính quyền Donald Trump căng thẳng, bất lợi cho giới báo chí tiếp cận các nguồn tin chính thống từ giới cầm quyền. Dư luận Mỹ và thế giới cho rằng, cuộc đối đầu giữa chính quyền với giới truyền thông Mỹ là điều “thiếu khôn ngoan của chính quyền Donald Trump” và “là điều rất không nên”, bởi “xã hội sẽ thêm rối loạn thông tin”, “sự đồng thuận sẽ giảm sút”.

Có thể giới truyền thông Mỹ đã có những thông tin cẩu thả, thông tin chưa khách quan việc này chuyện kia làm cho tân Tổng thống Donald Trump “nổi giận”, nhưng từ đó Nhà Trắng lại tìm cách “đối đầu” với báo chí, như chính giới nước này nhận xét là “lợi bất cập hại”. Cách tốt nhất như chính giới truyền thông Mỹ bàn luận gần đây là “chính quyền rất nên mở rộng cửa, cần cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí”. Chuyện nước Mỹ và báo chí nước này có sự khác biệt căn bản so với nền báo chí Việt Nam, thể chế chính trị Việt Nam, nhưng xét riêng về lý luận truyền thông và quan hệ công chúng, không thể không bàn đến trong thế giới phẳng, hiện đại và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay./.

Ngày 4/5/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 25/2013/ Ttg về Quy chế “Người Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí”, bao gồm 3 chương, 10 điều. Tuy nhiên sau gần 4 năm thực hiện, Quy định này có mặt không còn phù hợp. Do vậy, trên cơ sở kế thừa Quy định 25/2013/ Ttg, ngày 9/2/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 09/2017/NĐ-CP, Quy định chi tiết về người phát ngôn và chế độ cung cấp thông tin cho báo chí.

Nghị định 09/2017/NĐ-CP có 3 chương 12 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2017. Nghị định quy định các hình thức Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu; Quyền và trách nhiệm của người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn; trách nhiệm của nhà báo và cơ quan báo chí; Quy định chế độ người phát ngôn, Quy định chế độ cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp đột xuất và bất thường.

Hải Vân

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top