Nâng cao tác nghiệp ở góc độ giới, thúc đẩy bình đẳng giới 

15:58 18/09/2023 - Diễn đàn
Hiện nay, vẫn còn nhiều rào cản ngăn chặn quyền của phụ nữ, liên quan trước tiên đến nhận thức, ý thức về giá trị bản thân của người phụ nữ. Với nhà báo, khi muốn thay đổi thái độ, nhận thức của công chúng, nhà báo cần nâng cao hiểu biết và nhận thức về bình đẳng giới, truyền thông giới, góp phần phát triển các vấn đề báo chí có lồng ghép giới, có yếu tố nhạy cảm giới.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai mạc khóa tập huấn.

Đây là nội dung được bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh khi phát biểu khai mạc khoá "Tập huấn kỹ năng nâng cao về tác nghiệp có góc độ giới cho phóng viên, biên tập viên" do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức vào sáng 18/9, tại Hà Nội, thu hút đông phóng viên, nhà báo tham gia.

Khóa tập huấn được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết và nhận thức của người làm báo về bình đẳng giới, đồng thời bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về bình đẳng giới, bạo lực giới; trang bị cho các nhà báo kỹ năng phát triển các vấn đề báo chí có lồng ghép giới, có yếu tố nhạy cảm giới.

Ông Lê Văn Sơn, Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng cung cấp các kiến thức về giới cho các học viên.

Mở đầu buổi tập huấn, ông Lê Văn Sơn, Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, đồng thời là giảng viên chính của khóa tập huấn cho biết, ông đặc biệt tâm đắc với Điều 4 (trong 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo) có nội hàm: “Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân”. Theo ông Lê Văn Sơn, việc nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới trong giới truyền thông là việc làm thiết thực nhằm hỗ trợ các nhà báo thực hiện 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo.

Tại buổi tập huấn, ông Lê Văn Sơn đã làm rõ một số khái niệm cơ bản và nâng cao về giới, phân tích định kiến giới, lăng kính giới trong sản phẩm báo chí. Đồng thời, gợi ý các chủ đề về bình đẳng giới cho các nhà báo như: Luật pháp chính sách về bình đẳng giới, chia sẻ việc nhà, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em, quấy rối tình dục tại nơi làm việc; tảo hôn, hôn nhân cận huyết; quyền lao động nữ tại nơi làm việc…

Bà Đỗ Thị Thu Hằng trình bày một số tiêu chí đánh giá sản phẩm báo chí về đề tài nhạy cảm giới.

Khóa tập huấn cũng được bà Đỗ Thị Thu Hằng chia sẻ về các nội dung như: yêu cầu về chất lượng đối với một sản phẩm báo chí có nhạy cảm giới, xây dựng chủ đề sản phẩm báo chí về giới, sản phẩm báo chí có lồng ghép giới và nhạy cảm giới. Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Thu Hằng đã trình bày một số tiêu chí đánh giá sản phẩm báo chí về đề tài nhạy cảm giới, đó là: Phản ánh trung thực, chính xác về nhạy cảm giới - không có sạn giới trong tác phẩm. Thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử. Phù hợp với trình độ tiếp cận thông tin của nhóm công chúng mục tiêu.

Các học viên chia nhóm đánh giá, nhận xét các tác phẩm báo chí dựa trên các tiêu chí về giới.

Tập trung vào các chủ đề: Nhặt sạn giới trong các sản phẩm báo chí, phân tích định kiến giới, lăng kính giới trong sản phẩm báo chí; kết hợp giữa trao đổi và thảo luận các yêu cầu về chất lượng đối với một sản phẩm báo chí có nhạy cảm giới, xây dựng chủ đề sản phẩm báo chí về giới, sản phẩm báo chí có lồng ghép giới, nhạy cảm giới. Khóa tập huấn đã diễn ra sôi nổi, hiệu quả. Với lượng kiến thức được giảng viên cung cấp, kết thúc khóa tập huấn, các phóng viên, biên tập viên tham gia khóa học đã bày tỏ sự thích thú khi thu nạp được lượng kiến thức cấn thiết, nắm chắc và giải quyết được ba định kiến giới sâu sắc trong sản phẩm báo chí; nâng cao khả năng lựa chọn các chủ đề bài báo nhằm thúc đẩy bình đẳng giới hoặc thách thức lại định kiến về giới…

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top