Trí tuệ nhân tạo: Bổ trợ hay kìm hãm báo chí?

10:27 18/03/2025 - Diễn đàn
Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo AI đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội. Báo chí cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của các công cụ này – sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo đã đặt ra những câu hỏi về mối liên quan, sự ảnh hưởng giữa AI và báo chí.

1. Trí tuệ nhân tạo trở thành người bạn đồng hành

Không thể phủ nhận rằng trí tuệ nhân tạo đã giúp những người làm báo tìm ra những hướng đi nhanh chóng và thuận tiện hơn trong quá trình tác nghiệp. Một trong số những công cụ đắc lực chính là ChatGPT – bước phát triển mới của trí tuệ nhân tạo. Công cụ này có thể giúp người viết tổng hợp những dữ liệu có sẵn trên kho thông tin khổng lồ, trở thành người trợ lý hỗ trợ phỏng vấn và tìm kiếm những thông tin liên quan đến chủ đề mà tác giả đang nghiên cứu. Chính vì nhận thấy được tiềm năng này, vào năm 2023 Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã thử nghiệm sử dụng ChatGPT để đưa vào xây dựng kịch bản chương trình phóng sự.

Tuy nhiên, đây không phải là lợi ích lớn nhất mà trí tuệ nhân tạo đem lại, năm 2022 Báo Nhân Dân đã sử dụng công cụ có tên Chartbeat – một trong những công cụ hiện đại không chỉ để đo lường độc giả theo thời gian thực mà còn sử dụng công nghệ dựa trên AI để tự động đề xuất nội dung tương thích cho độc giả một cách phù hợp nhất. Chính vì sự hỗ trợ này, nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc ứng dụng AI vào hoạt động của tòa soạn. Đây là điều mà các tòa soạn luôn tìm kiếm và nghiên cứu để giữ chân độc giả của mình, nay đã được hiện thực hóa bằng AI.

Bên cạnh đó, AI cũng dần trở thành những trợ lý ảo đắc lực trong sản xuất và phân phối nội dung số. Trong sản xuất, AI có thể dần thay thế con người với các tính năng nổi bật như: chuyển văn bản thành giọng nói, phiên dịch nội dung, kiểm chứng những thông tin độc lập, phân tích hình ảnh và nhận dạng. Một số đài phát thanh - truyền hình và các tòa soạn hội tụ có thể ứng dụng tính năng tự động sản xuất các nội dung có có cấu trúc lặp lại cho một số tin tức như thời tiết, thể thao, công nghệ bằng cách xây dựng những văn bản tự động.

Với các tòa soạn đã ứng dụng tốt cả quy trình, có thể triển khai ứng dụng AI cho khối tương tác, quản lý; phát triển dịch vụ giá trị gia tăng để phát triển kinh tế báo chí số, xây dựng chương trình tương tác và ứng dụng tin tức có tính năng vượt trội, giải quyết các vấn đề bản quyền và thực thi các mô hình báo chí số với cả 3 khu vực: nội dung số - công nghệ số - kinh tế số, phát triển hệ sinh thái số cho cơ quan báo chí.

Ảnh minh họa.

2. Trí tuệ nhân tạo cũng đồng thời kìm hãm báo chí

Bên cạnh rất nhiều ưu điểm mà AI mang lại, không thể phủ nhận, sự thông minh và nổi trội của những công cụ này cũng đã gây ra không ít khó khăn đối với báo chí. Một số tòa soạn khi nghiên cứu ứng dụng AI cũng đã vấp phải những lỗi không phù hợp. Đang có những lo ngại rằng AI sẽ dần dần thay thế những nhà báo đang làm việc tại văn phòng mỗi ngày để có thể tiết kiệm chi phí. Bởi lẽ, AI không chỉ đơn giản được ứng dụng trong quá trình xây dựng nội dung mà còn có thể xây dựng hình ảnh, video. Đây là điều cần rất nhiều nhân lực có chuyên môn và thiết bị mới có thể thực hiện.

Theo một khảo sát của Đại học Khoa học Chính trị và Kinh tế học London phỏng vấn hơn 120 tổng biên tập, nhà báo, kỹ sư công nghệ và truyền thông của 105 tòa soạn có quy mô từ nhỏ tới lớn tại 46 quốc gia. Có đến hơn 75% những người khảo sát cho rằng họ đã sử dụng công cụ AI trong quá trình thu thập, sản xuất và phân phối tin tức. Phần lớn những người trả lời cho rằng AI giúp họ tăng thêm hiệu quả cũng như hiệu suất của công việc, đặc biệt AI hữu hiệu nhất khi xử lý tự động các công việc nhàm chán và lặp lại hàng ngày. Khoảng 1/3 người trả lời khảo sát mong muốn rằng những công nghệ này có thể giúp đưa tin tức đến với nhiều độc giả hơn, đẩy mạnh cá nhân hóa trải nghiệm và mở rộng không gian tương tác với người dùng. Chính những khả năng đặc biệt mà AI đang mang lại có thể khiến cho các phóng viên, biên tập viên dần mất đi vai trò quan trọng của mình trong một cơ quan báo chí chính thống.

Bên cạnh những lo ngại về việc máy móc có thể thay thế hoàn toàn con người trong báo chí, một vấn đề khác cũng đáng quan ngại chính là vấn đề bản quyền của những nội dung được đăng tải. Báo chí với vai trò của mình đã đưa ra câu trả lời cho rất nhiều vấn đề, với hy vọng có thể thu hút người đọc, thêm lượng truy cập, từ đó mang lại nguồn thu quảng cáo. Tuy nhiên, việc sử dụng AI để tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn rồi đem đến người dùng mà không có thông tin dẫn nguồn có thể khiến lượng truy cập từ nguồn chính thống suy giảm ảnh hưởng tới chính nguồn thu của tòa soạn.

Có thể thấy rằng, chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích của trí tuệ nhân tạo mang lại trong hoạt động thu thập, sản xuất và phát hành thông tin. Tuy nhiên, trí tuệ nhân tạo cũng chính là nguyên nhân gây ra nguy cơ đe dọa tới bản quyền và nguồn thu của báo chí. Chính vì vậy, các tòa soạn cần có định hướng cụ thể khi sử dụng những công cụ này, chủ động tìm hiểu, ứng dụng để biến chúng trở thành công cụ hỗ trợ. Khẳng định rằng dù công nghệ phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên vai trò cốt lõi vẫn nằm ở những con người – những nhà báo với nhiệm vụ gìn giữ, đảm bảo, thực hiện những tiêu chuẩn của báo chí là sự chính xác, công bằng và nhân văn.

Văn Thành

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top