Lượng thông tin và tính chiến đấu của thi ca

17:27 01/07/2016 - Dọn vườn
Xin đừng lầm tưởng thơ là dông dài, ướt át... Không phải thế! Thơ cũng có những nét tương đồng với thông tin báo chí. Thơ rất cần sự ngắn gọn, súc tích. Những tác phẩm thơ, kể lể dài dòng chắc chắn sẽ không có chỗ đứng trên văn đàn.

Cũng như báo chí, một bài thơ ngắn gọn hay lắm lời không ở chỗ dài hay ngắn, mà ở lượng thông tin và sự gợi mở, cảm xúc trong số chữ. Về câu từ, thơ không chỉ mào đầu để diễn giải. Rất nhiều bài thơ được thể hiện theo kết cấu “hình tháp ngược” khá phổ biến trong tin tức hiện nay.

Thơ có tiếng nói riêng nhưng rất cần sự tự nhiên, trong sáng, giản dị. Lối thơ cầu kỳ, bí hiểm một thời là trào lưu sáng tác ở một số nước phương Tây, đã bị khai tử từ lâu. Thi ca Việt Nam rất ít bị ảnh hưởng bởi trào lưu đó.

Tính chiến đấu là một trong năm thuộc tính cơ bản của thông tin báo chí. Trong thơ cũng có những thuộc tính ấy. Nhưng trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ mạo muội bàn về tính chiến đấu của thơ, kể cả thơ tình ái. Tuy nhiên, thơ biểu cảm bằng ngôn ngữ nghệ thuật chứ không phải hành văn thông tấn. Cũng cần nói thêm, báo chí cần thời sự nóng hổi, cần những bài viết mang tính phát hiện. Nhà thơ cũng rất cần điều đó, nhưng ít khi viết ngay, mà cần thời gian, như trái cây âm thầm chín, ngọt ngào, nhiều ý vị hơn.

Bài thơ “ Ba mươi năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu không hề dài, bởi chứa một lượng thông tin đồ sộ mà tác giả đã tích lũy cả đời chứ không chỉ những tháng năm làm cách mạng. Đây là bài thơ rất giàu sức chiến đấu được diễn cảm bằng thể lục bát truyền thống. Theo ngụ ý của tôi, đây là một trong những tuyệt phẩm thi ca, đỉnh cao của thể lục bát trong thơ Việt Nam hiện đại. Mới đây thôi, bài thơ “Khi nghe Tổ quốc gọi tên mình” của một nữ sĩ xa quê, sau khi được phổ nhạc, đã có sức lan tỏa, được mọi người yêu mến. Cả tập thơ cùng tên ngồn ngộn thông tin và tràn đầy cảm hứng chiến đấu được độc giả ghi nhận và giới chuyên môn đánh giá cao.

Không ít người, kể cả nhà thơ, cho rằng, thơ phải ghé mắt nghiêng che, ướt át, bi lụy... mới hấp dẫn được thanh thiếu niên. Rất nhầm. Dân ta nói chung, tuổi trẻ nói riêng, luôn thiết tha với vận mệnh của dân tộc. Giặc xâm phạm biển đảo biên cương của tổ quốc, tuổi trẻ luôn đầy nhiệt huyết đấu tranh và sẵn sàng ra trận. Chuyện tình ái tạm gác lại phía sau. Bao đời vẫn là thế.

Trong lịch sử thi ca Việt Nam hiện đại có khá nhiều bài thơ tình được lan truyền khá rộng. Nhưng bạn đọc thử ngẫm xem, chưa bao giờ thơ tình có sức sống mãnh liệt, được đông đảo độc giả nồng nàn đón nhận như thi ca cách mạng, rực lửa chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Báo chí không ngoại lệ. Mặc dù luôn phải bảo đảm tính thời sự, nhưng vẫn có những bài báo sống mãi với thời gian.

Lượng thông tin và tính chiến đấu của thi ca vận động rất tự nhiên trong tâm hồn các nhà thơ chân chính. Thi sĩ luôn nhạy cảm với thời cuộc. Khi cảm xúc bùng nổ, họ chiến đấu bằng máu lửa của tim mình.

Trần Hoàng
Tạp chí Người Làm Báo số 385 - Tháng 3/2016

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top