Cảnh giác với thủ đoạn mạo danh ngân hàng gửi tin nhắn lừa đảo

03:49 08/01/2022 - Pháp luật
Để chủ động phòng ngừa với hình thức này, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ ngân hàng để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn.

Theo thông tin từ Thượng tá Phạm Đức Hà, Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội cho biết, qua công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và công tác nắm tình hình trên không gian mạng, các tháng 11 và 12-2021, đơn vị phát hiện tình trạng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS Brandname) của các ngân hàng, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang có chiều hướng phức tạp. Một trong số các ngân hàng bị đối tượng lợi dụng là Ngân hàng VPBank.

Cụ thể, đối tượng đã tạo tin nhắn SMS Brandname trùng với tên thương hiệu “VPBank” và chèn tin nhắn vào trong luồng tin nhắn chính thức của VPBank, làm cho khách hàng nhầm tưởng đây là tin nhắn chính thức của Ngân hàng VPBank.

Với nhiều tin nhắn mạo danh để bị hại nhấn vào đường link có sẵn trong tin nhắn, các đối tượng đã chiếm quyền kiểm soát của khách hàng, thực hiện lệnh chuyển tiền nhằm chiếm đoạt tài sản.

Nội dung tin nhắn mang tính chất cảnh báo như trừ tiền, cảnh báo mất tiền, đóng tài khoản..., đề nghị khách hàng truy cập vào đường link có sẵn trong tin nhắn... để tránh hậu quả.

Một trong số các nội dung tin nhắn lừa đảo có nội dung “Tài khoản của quý khách vừa mở dịch vụ tài chính toàn cầu với phí dịch vụ hàng tháng là 2.800.000 VND sẽ bị trừ trong 2 giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ, vui lòng nhấn vào vpbank.vn-tp.xyz để hủy”.

Không chỉ gửi tin nhắn đến điện thoại, các đối tượng còn gửi đến hộp thư điện tử của cá nhân để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Sau khi khách hàng click vào đường link giả mạo, nhập thông tin tài khoản, mật khẩu đăng nhập VPBank Online, mã OTP xác thực giao dịch đăng nhập, mã OTP kích hoạt tính năng Smart OTP; đối tượng đã chiếm quyền kiểm soát VPBank Online của khách hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền đến các tài khoản ngân hàng khác và chiếm đoạt tài sản.

Để chủ động phòng ngừa với loại tội phạm này, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu từ ngân hàng để phát hiện các tin nhắn giả mạo ngân hàng, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Người dân tuyệt đối không bấm vào các đường link có sẵn trong tin nhắn mạo danh ngân hàng

Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, người dân có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của các ngân hàng để kiểm tra lại thông tin hoặc nhờ những người có kinh nghiệm tư vấn, phản ánh các tin nhăn giả mạo tới ngân hàng và các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Tuyệt đối không đăng nhập vào các website, đường link lạ khi chưa xác thực, chú ý các cảnh báo độc hại do các trình duyệt thông báo. Tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai. Không công khai các thông tin cá nhân lên các trang mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng.

“Người dân nên thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản Internet banking, Smartbanking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này. Trong trường hợp bị chiếm đoạt tài sản cần liên hệ ngay với ngân hàng đề nghị phong tỏa tài khoản và đến cơ quan Công an để trình báo sự việc” - chỉ huy Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đề nghị.

Chỉ huy Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao,  Công an thành phố Hà Nội cũng nhấn manh, vào thời điểm cuối năm, thủ đoạn lừa đảo này lại có dấu hiệu gia tăng. Các đối tượng người Việt Nam, sử dụng phần mềm của nước ngoài có thể gửi đồng loạt hàng nghìn người.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top