Quy định mới về học phí

09:48 03/01/2024 - Pháp luật
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021, quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông

Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

Tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi quy định thành: Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên; giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

Học phí đối với giáo dục đại học

Theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP, mức trần học phí năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021.

Cụ thể, mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Đối với Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Năm học 2021 – 2022 và năm học 2022 – 2023 là 980 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành II: Nghệ thuật: 1.170 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật: 980 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên: 1.170 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú ý: 1.170 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác: 1.430 nghìn đồng/sinh viên/tháng; khối ngành VI.2: Y dược: 1.430 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường: 980 nghìn đồng/sinh viên/tháng.

Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Đối với Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023 là 2.050 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành II: Nghệ thuật: 2.400 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật: 2.050 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên: 2.400 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú ý: 2.400 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác: 5.050 nghìn đồng/sinh viên/tháng; khối ngành VI.2: Y dược: 5.050 nghìn đồng/sinh viên/tháng. Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường: 2.050 nghìn đồng/sinh viên/tháng.

Học phí từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027: Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên: Năm học 2023 -2024: 1.250 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 – 2025: 1.410 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 – 2026: 1.590 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 – 2027: 1.790 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Khối ngành II: Nghệ thuật: Năm học 2023 - 2024: 1.200 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 – 2025: 1.350 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 – 2026: 1.520 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 – 2027: 1.710 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật: Năm học 2023 - 2024: 1.250 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 – 2025: 1.410 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 – 2026: 1.590 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 – 2027: 1.790 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên: Năm học 2023 - 2024: 1.350 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 – 2025: 1.520 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 – 2026: 1.710 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 – 2027: 1.930 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú ý: Năm học 2023 - 2024: 1.450 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 – 2025: 1.640 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 - 2026: 1.850 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 - 2027: 2.090 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác: Năm học 2023 - 2024: 1.850 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 - 2025: 2.090 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 - 2026: 2.360 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 – 2027: 2.660 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Khối ngành VI.2: Y dược: Năm học 2023 - 2024: 2.450 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 – 2025: 2.760 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 – 2026: 3.110 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 – 2027: 3.500 nghìn đồng/học sinh/tháng.

Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường: Năm học 2023 -2024: 1.200 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2024 – 2025: 1.500 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2025 – 2026: 1.690 nghìn đồng/học sinh/tháng; năm học 2026 – 2027: 1.910 nghìn đồng/học sinh/tháng.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW ngày 23/4/2024 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.
Bình luận, cũng như phỏng vấn, có thể vừa là phương pháp vừa là thể loại báo chí. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (Trung tâm Từ điển bách khoa Việt Nam, 1995) thì: “Bình luận (thông tin) là sự phân tích, đánh giá một vấn đề (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, kỹ thuật...) trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người nghe, người đọc... Bình luận chủ yếu vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích, đánh giá. Bình luận là vũ khí của báo chí nói riêng và các phương tiện thông tin đại chúng khác khi thực hiện các chức năng thông tin, tuyên truyền”.
Bộ Công thương đánh giá cao sự phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, góp phần tuyên truyền chủ trương, chính sách đồng thời phổ biến kịp thời kiến thức, điển hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan, công sở trên khắp cả nước.
Phải “công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”. Thông điệp trong bài phát biểu quan trọng "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng ta mới đây thu hút sự quan tâm, đồng tình của đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top