Cái hay của một tác phẩm báo chí

16:55 07/07/2016 - Góc nhìn
Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa nhận bao giờ cũng chứa đựng lượng thông tin có giá trị nhất, đó là tính chính xác, trung thực, tin cậy, hấp dẫn, kịp thời, có hiệu quả và hiệu ứng xã hội cao.

Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ chứa đựng thông tin có giá trị, chính xác
tạo hiệu ứng xã hội cao. 
Ảnh minh họa

1. Mỗi người làm báo khi thể hiện tác phẩm phải bảo đảm tính trung thực. Tác phẩm báo chí hàm chứa lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách trọn vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, trung thực, đúng bản chất, mang lại lợi ích thiết thực cho công chúng. Cái hay của báo chí không phải chỉ là hương, hoa, ý tưởng trầm sâu như cái hay của văn chương, nghệ thuật, mà đó chính là sự tác động trực tiếp về nội dung tư tưởng tạo ra sự lan toả thông tin mang lại hiệu quả cao trong xã hội. Một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng có nội dung tư tưởng tốt, hình thức thể hiện phù hợp. Công chúng tiếp nhận tác phẩm báo chí có nhu cầu thoả mãn sự hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện.

Nói tới công chúng là nói tới chủ thể tiếp nhận tác phẩm báo chí. Một sản phẩm báo chí không phải chỉ thoả mãn nhu cầu thông tin của một người mà của nhiều người tuỳ theo cấp độ thông tin và tính chất xã hội của nó. Sức lan toả của thông tin theo cả chiều sâu và chiều rộng. Chiều sâu bao giờ cũng là điều cần thiết trước hết, có thể được coi là nguyên nhân và động lực tạo ra chiều rộng, có sâu thì mới có rộng, vì sâu nên mới rộng. Chiều sâu của tác phẩm báo chí chính là mục đích thông tin được thẩm thấu thông qua từng đối tượng tiếp nhận, trong đó cái hay giữ vai trò hạt nhân tạo nên sự bùng nổ và lan truyền thông tin, nói cách khác là sự lan tỏa thông tin. Một tác phẩm báo chí càng hay bao nhiêu, sức lan toả càng lớn, nó có thể vượt qua mọi chướng ngại để đến với công chúng như không khí trong lành và cơm ăn, nước uống hằng ngày.

2. Nội dung tư tưởng của tác phẩm báo chí nằm trong khối lượng thông tin được biểu đạt với chủ đích rõ ràng. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, chủ đích của mọi hoạt động thông tin đều nhằm phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là mục tiêu chung của đất nước, của dân tộc, là tâm thế thời đại, tâm thức người dân, trong đó có người làm báo cách mạng.

Một tác phẩm báo chí hay phải là tác phẩm phát hiện được các giá trị thông tin mới phù hợp nhu cầu của số đông độc giả. Các giá trị thông tin mới đó giúp cho công chúng nắm bắt kịp thời bản chất sự kiện để có những phản ứng một cách tích cực. Phản ứng là một quá trình tiếp nhận, xử lý, hiện thực hoá các giá trị thông tin của tác phẩm báo chí trong cuộc sống bằng những việc làm cụ thể như: học tập, vận dụng những phương pháp, cách làm mới, đồng thời tránh được những khuyết điểm, sai lầm trong tư duy và cách làm cũ kỹ, lạc hậu. Thước đo giá trị hiện thực hoá phụ thuộc hàm lượng sự thật và sự đúng đắn mang tính bản chất của tác phẩm báo chí tác động vào đời sống, làm thay đổi hành vi, cách nghĩ của con người trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó chính là tính hiệu quả của tác phẩm báo chí. Một tác phẩm báo chí hay là một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao. Đồng thời một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao cũng là một tác phẩm báo chí hay.

3. Làm báo là làm chính trị. Bản chất chính trị là thể hiện và khẳng định rõ chức năng lãnh đạo và vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước; sự ổn định và phát triển của đất nước. Hoạt động báo chí cần một đội ngũ nhà báo có bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp. Chính trị là hồn, cốt, động lực, là mục tiêu của hoạt động báo chí và hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí. Sức mạnh của báo chí, cái hay của báo chí khởi nguồn từ việc nắm bắt, thông tin các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong đời sống tuân theo quy luật khách quan của mọi sự vận động, cũng là tuân theo các quy luật chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra.

Sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc được thực thi bằng cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh chống bất công, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng đất nước hướng tới các giá trị độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chính trị được thẩm thấu vào từng tác phẩm báo chí thông qua thế giới quan, nhân sinh quan, khả năng chọn lựa, thể hiện tác phẩm của nhà báo. Mỗi sự kiện, mỗi vấn đề được thể hiện trong tác phẩm đều phải tuân theo tôn chỉ, mục đích, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vì vậy, trước khi chọn lựa đề tài, người làm báo phải tìm hiểu xem sự kiện đó, vấn đề đó nảy sinh có phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phù hợp với mục đích, tôn chỉ của tòa soạn hay không? Đây là tiêu chí số 1 và quan trọng nhất của cái hay trong tác phẩm báo chí./.

Lê Văn Thiềng

Tạp chí Người Làm Báo số 382 - Tháng 12/2015

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top