Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

18 tác phẩm đoạt Giải báo chí về khoa học và công nghệ năm 2022

06:59 18/05/2023 - Diễn đàn
Ngày 18/05/2023, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức lễ trao Giải thưởng báo chí về KH&CN năm 2022 và kỷ niệm 10 năm tổ chức Giải thưởng.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu tại lễ trao giải

Đây là giải thưởng được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh các tác giả đã nỗ lực tìm tòi, phát hiện, phản ánh các kết quả của ngành KH&CN. Giải tổ chức từ năm 2012 đến nay, đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương với hơn 7.400 tác phẩm, nhóm tác phẩm thuộc 4 loại hình báo chí. Ban Tổ chức đã lựa chọn được 224 tác phẩm/nhóm tác phẩm xuất sắc của các tác giả/nhóm tác giả để trao Giải thưởng.

Giải thưởng báo chí về KH&CN 10 năm qua cũng đã khẳng định được vai trò, vị thế của một Giải thưởng có uy tín và ngày càng lan toả, là sân chơi trí tuệ của các phóng viên, biên tập viên quan tâm đến KH&CN. Đến nay, nhiều địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Bắc Giang… cũng đã tổ chức các Giải thưởng báo chí về KH&CN, góp phần lan tỏa ngày càng rộng rãi hơn vai trò của truyền thông KHCN&ĐMST.

Theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, nhìn chung các tác phẩm tham dự Giải năm nay đã phản ánh khá toàn diện về mọi mặt hoạt động KH&CN, đề cập đến những vấn đề cấp bách, phổ biến và thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, chủ đề có tính thời sự, phản ánh kịp thời, đậm nét kết quả hoạt động của ngành KH&CN.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi - Chủ tịch Hội đồng Chung khảo Giải thưởng phát biểu.

Ban tổ chức cho biết, năm nay nhận được hơn 600 tác phẩm/nhóm tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả. Qua 2 vòng sơ khảo và chung khảo, đã có 18 tác phẩm và nhóm tác phẩm được Bộ KH&CN phê duyệt và trao giải  (báo in có 5 tác phẩm, thể loại báo điện tử có 5 tác phẩm, thể loại phát thanh có 3 tác phẩm, thể loại truyền hình có 5 tác phẩm), gồm: 4 giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba và 6 giải Phụ.

Phát biểu tại lễ trao giải, Thứ trưởng Bùi Thế Duy ghi nhận, đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự đồng hành của các nhà báo, thành viên Hội đồng Giải thưởng, nhà tài trợ và mong rằng tiếp tục nhận được sự quan tâm đồng hành trong các giai đoạn tiếp theo để hoạt động truyền thông và Giải thưởng báo chí về KH&CN ngày càng phát triển lớn mạnh. Thứ trưởng nhấn mạnh, các nhà báo khoa học không chỉ là người phản ánh hoạt động của ngành KH&CN, mà còn là một phần không thể thiếu trong đội ngũ những người làm khoa học nói chung. Bộ KH&CN luôn dành sự ưu tiên, chú trọng phát triển lĩnh vực truyền thông KH&CN. Đây cũng là 1 trong 9 nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra trong Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng tặng Bằng khen và biểu trưng cho các tác giả đoạt giải Nhất.

Danh sách các tác phẩm đọat giải:

* Giải Nhất

- Nhóm tác phẩm: Để Việt Nam thành Digital Hub của khu vực vào năm 2030, Tạp chí Kinh tế Việt Nam

- Nhóm tác phẩm: Khơi "dòng chảy" thương mại hóa công nghệ, Báo Công Thương điện tử

- Nhóm tác phẩm: Ứng dụng thực tiễn cuộc sống - Thước đo giá trị của các công trình đạt giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN lần thứ 6, Ban Thời sự VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam

- Nhóm tác phẩm: 20 năm SRI - Cuộc cách mạng trong sản xuất lúa ở Việt Nam, Kênh VTC16 - Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

* Giải Nhì

- Nhóm tác phẩm: Vượt dịch, tăng tốc khởi nghiệp sáng tạo, Báo Sài Gòn giải phóng

- Nhóm tác phẩm: Đổi mới sáng tạo: Công cụ và thách thức, Báo Điện tử Chính phủ

- Nhóm tác phẩm: Hiến kế giải pháp nâng cao năng lực phục vụ chuyển đổi số, Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

- Tác phẩm: Hành trình kỳ lân Việt, Đài Tuyền hình Việt Nam

* Giải Ba

- Tác phẩm: Chuyển đổi số không phải là trào lưu, Ấn phẩm Khoa học và Phát triển - Báo VnExpress

- Tác phẩm: Blockchain: Cơ hội của Việt Nam trong kỷ nguyên kết nối mới, Báo Nhân Dân

- Tác phẩm: Nông dân 4.0, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Tác phẩm: Ứng dụng bản đồ kỹ thuật số xây dựng vùng thích ứng sản xuất chè, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ

* Giải Phụ

- Nhóm tác phẩm: Chuyển đổi số - bước đi "sống còn" của doanh nghiệp, Báo Đại biểu nhân dân

- Tác phẩm: Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo: Chuẩn bị nguồn nhân lực tiếp cập thị trường AI thế giới, Báo Lao Động

- Nhóm tác phẩm: Để doanh nghiệp khoa học và công nghệ phát triển bền vững, Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam

- Tác phẩm: "Những nghiên cứu hướng tới Trường Sa xanh", Báo Điện tử Quân đội nhân dân

- Tác phẩm: Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở toàn diện, Truyền hình Quốc hội Việt Nam

- Tác phẩm: Ngành điều thúc đẩy công nghệ phụ trợ phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Phước

Ngọc Bích

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top