Xích lô - Nét đẹp văn hóa đặc biệt của du lịch Việt

17:35 15/03/2022 - Văn hóa xã hội
Nếu như trước kia, xích lô chuyên dùng để chở hàng hóa thì nay, xích lô là một phương tiện đặc biệt trong các tour tham quan địa điểm danh lam thắng cảnh của du khách trong và ngoài nước.

Nét đẹp văn hóa không nơi nào có

Hình ảnh chiếc xích lô liệu có thành ký ức? Ảnh: TL

Giữa một xã hội tất bật, ngược xuôi, xe máy ô tô tiếng còi inh ỏi thì đâu đó vẫn có những dòng xe xích lô nối nhau thong dong trên đường, chở khách du lịch đi tham quan, dọc theo những con phố nghề đã có từ lâu đời. Ngồi trên xích lô, du khách có thể ngắm trọn vẹn những nét văn hóa đặc sắc, cuộc sống thường ngày của người dân bản địa.

Xích lô - phiên âm của từ gốc “cyclo” trong tiếng Pháp. Cha đẻ của xích lô là Pierre Maurice Coupeaud, ông đã có công chế tạo ra chiếc đầu tiên và vận động Bộ Công chánh công nhận sáng chế và cấp phép lưu hành. Tuy nhiên, xích lô không trở thành phương tiện giao thông phổ biến ở nước Pháp hay các nước khác, mà lại được sử dụng tại các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Xích lô là phương tiện giao thông sử dụng sức người, có ba bánh dùng để vận chuyển khách hoặc hàng hóa, thường có một hoặc hai ghế cho khách và một chỗ cho người lái. Ở Việt Nam, thời kì những năm đầu thế kỷ 20, chỉ những người thuộc tầng lớp quý tộc, giàu sang mới có đủ điều kiện để di chuyển bằng phương tiện này. Xích lô thời ấy tập trung nhiều ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Huế.

Du khách nước ngoài sử dụng xích lô trong lộ trình tham quan Hồ Gươm của mình. Ảnh: Khánh Hương

Ngày nay, xích lô được coi là một nét văn hóa đặc biệt của du lịch Việt, khi ngồi trên phương tiện này du khách có thể thư thái ngắm nhìn đường phố xung quanh, tận hưởng không khí nhẹ nhàng của nơi mà mình đến du lịch. Sự thong dong, êm ả của xích lô, cùng tiếng bắt chuyện của bác tài sẽ là một trải nghiệm khó phai trong lòng du khách.

Thăng trầm và tương lai của xích lô với du lịch Việt

Những năm gần đây, cùng với sự hiện đại hóa của thủ đô, xích lô giờ đây không còn được sử dụng như một phương tiện đi lại phổ biến nữa mà trở thành một sản phẩm phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực văn hóa - du lịch. Với yếu tố rẻ, nhỏ gọn dễ dàng đi vào các ngõ ngách nhỏ để tham quan, thăm thú nên xích lô luôn được du khách trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn làm phương tiện trong lộ trình du lịch của mình.

Cùng với sự ra đời của xe buýt 2 tầng, xe điện, ... thì xích lô luôn có một vị trí đặc biệt trong việc truyền tải văn hóa địa phương, du khách khi di chuyển bằng xích lô sẽ có những cảm nhận khác nhau. Sự độc đáo của chuyến tham quan bằng xích lô này luôn khiến khách du lịch thích thú đến độ reo lên mỗi khi đi qua các con phố nghề cổ. Trong sự ồn ào, tấp nập của thành phố hiện đại, những chiếc xích lô cứ thong thả, chậm rãi đi lại, như một điểm nhấn đặc biệt, giúp níu giữ nét văn hóa xưa.  

Du khách sử dụng xích lô để tham quan, ngắm cảnh ở Thủ đô nghìn năm văn hiến. Ảnh: Khánh Hương

Du lịch phát triển, những người sống và theo nghề đã hơn chục năm, hơn ai hết họ biết mình cần thay đổi để có thể hợp thời cuộc. Bằng cách họ trang trí cho những chiếc xích lô của mình thêm phần bắt mắt, chính họ cũng thay đổi ăn mặc lịch sự hơn, học cách giao tiếp với khách hàng sao cho thật chuyên nghiệp, học thêm ngôn ngữ, thứ tiếng khác để có thể giao lưu trò chuyện cơ bản với du khách nước ngoài.

Số lượng xe máy, xe hơi ngày càng gia tăng, vấn đề ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở các đô thị lớn, những năm gần đây Hà Nội đã thực hiện một số biện pháp để hạn chế dần, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn xe xích lô. Đến nay, tuy chưa xóa bỏ xích lô, nhưng Hà Nội quyết định hạn chế phương tiện này bằng việc giữ nguyên số xe đã đăng ký, kiểm tra rà soát cẩn thận các xe xích lô tự do núp bóng doanh nghiệp.

Những chiếc xích lô xếp hàng đợi du khách, một vẻ đẹp yên bình. Ảnh: Khánh Hương

Không thể phủ nhận được xích lô là một nét đẹp văn hóa đặc biệt của du lịch Việt. Ngày này, con người sống nhanh, sống gấp, bỗng chợt nhìn lại chiếc xích lô trên phố năm nào nhỏ bé. Bởi vậy, thiết nghĩ việc xóa bỏ hoạt động xích lô cần có lộ trình rõ ràng và nghiên cứu kỹ lưỡng nhiều mặt để tránh làm mất đi một nét đẹp văn hóa du lịch vốn có của Việt Nam.

Khánh Hương 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top