Khảo sát chính thức đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học

16:10 15/04/2025 - Văn hóa xã hội
Ngày 15/4, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) khai mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 6 chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học. Đợt khảo sát diễn ra từ ngày 15-19/4.

Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các chuyên gia, các nhà khoa học, cùng toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường.

Các đại biểu và học viên tham dự lễ khai mạc

Những năm qua, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động. Hoạt động kiểm định chất lượng được nhà trường xác định là hoạt động thường xuyên, liên tục, hằng năm, thể hiện sự quyết tâm đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục của Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học.

Theo đại diện Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, việc khảo sát đánh giá chất lượng chương trình đào tạo nhằm đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy. Trung tâm đã mời các chuyên gia độc lập gồm những nhà khoa học, nhà quản lý giàu kinh nghiệm và có uy tín trong nước tham gia vào các đoàn đánh giá ngoài.

PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh, vai trò then chốt của hoạt động kiểm định trong chiến lược phát triển chất lượng đào tạo của nhà trường. Đến nay, Học viện đã có 15 chương trình đào tạo trình độ đại học được cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng. Đồng thời hoạt động kiểm định đã trở thành công việc thường xuyên, liên tục, thể hiện quyết tâm đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng đào tạo của Ban lãnh đạo Học viện. PGS, TS Phạm Minh Sơn bày tỏ kỳ vọng đoàn chuyên gia đánh giá ngoài sẽ mang đến những góc nhìn khách quan cùng những khuyến nghị xác đáng, góp phần giúp Học viện tiếp tục cải tiến chương trình, đáp ứng yêu cầu của xã hội và khẳng định uy tín của đơn vị trong hệ thống giáo dục đại học cả nước.

PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới thiệu khái quát về các khoa và chương trình đào tạo

Trong khuôn khổ buổi lễ, PGS, TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã giới thiệu khái quát về các khoa và chương trình đào tạo tham gia đợt khảo sát đánh giá ngoài lần này. Trong đó, các chương trình đào tạo được đánh giá bao gồm: Ngành Báo chí (chuyên ngành ảnh báo chí, báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, quay phim truyền hình); ngành Truyền thông Đại chúng; ngành Truyền thông Đa phương tiện thuộc Viện Báo chí - Truyền thông; ngành Quan hệ Công chúng (chuyên ngành Truyền thông Marketing) thuộc khoa Quan hệ Công chúng - Quảng cáo; ngành Chính trị học (chuyên ngành công tác tư tưởng - văn hoá) thuộc khoa Tuyên truyền; ngành Xuất bản (chuyên ngành xuất bản điện tử) thuộc khoa Xuất bản.

Theo PGS, TS Phạm Minh Sơn, nhà trường mong muốn qua việc khảo sát, đánh giá, các chuyên gia sẽ có những khuyến nghị cải tiến chất lượng các chương trình đào tạo, góp phần giúp Học viện tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu của xã hội, khẳng định uy tín của đơn vị trong hệ thống giáo dục đại học cả nước; phấn đấu là cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu đào tạo hàng đầu về lý luận chính trị, báo chí truyền thông đạt chuẩn quốc gia.

PV

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top