Vấn nạn tin giả và giá trị cốt lõi của báo chí

16:06 09/08/2021 - Bình luận
Trong môi trường truyền thông đa dạng và phức tạp hiện nay, tin giả lan truyền trên mạng xã hội chóng mặt, khiến người dân không phân biệt thật hư, tạo không ít thách thức cho nhà báo trước “dịch bệnh” mang tính toàn cầu này.

Vấn nạn tin giả và giá trị cốt lõi của báo chí

“Dịch bệnh” hoành hành

Trong môi trường truyền thông xã hội “mở”, người sử dụng dễ dàng tham gia vào một group (nhóm) nào đó trên mạng xã hội để trò chuyện và đưa ra quan điểm riêng của mình về một vấn đề mà họ đang quan tâm. Do đó, cái được gọi là “phi tin tức” đang trở thành làn sóng mới, ảnh hưởng đến sự lựa chọn biên tập và xuất bản của cơ quan báo chí truyền thống, bởi nó đáp ứng nhu cầu của công chúng hiện đại về những giá trị thông tin như tính: mới, lạ, khác thường...

Và đương nhiên, một khái niệm trong nghiên cứu báo chí và truyền thông xuất hiện đó là tin tức xã hội. Đây là lượng thông tin khổng lồ được chia sẻ, trong đó phần lớn là kiểu “phi tin tức” được đăng tải khắp trên mạng xã hội; tạo ra lượng tin giả hoành hành khắp nơi, tác động rất lớn đến tâm lý chung của công chúng, khiến các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan báo chí lúng túng trong xử lý thông tin.

Tin giả có thể núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau như những dòng trạng thái bàn về chuyện ô nhiễm hay lụt lội tại một địa phương, nhưng lại dùng hình ảnh tận bên kia địa cầu, thậm chí xảy ra từ lâu trong quá khứ hay một bức ảnh của lãnh đạo cấp cao bị gắn với một phát ngôn gây sốc, mọi người chia sẻ và bình luận mà không quan tâm xem nội dung đó có bị xuyên tạc hay không.

Một trong những sản phẩm truyền thông xuất hiện nhiều trên mạng là các tổ chức hay cá nhân tự tạo clip, cắt ghép thông tin không có thật, dùng công nghệ để phát tán nhanh, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Để tạo niềm tin của người đọc/xem, các đối tượng còn tạo dựng những website, tài khoản mạng xã hội với những thông tin đúng trong thời gian đầu nhằm thu hút số lượng người xem, nhưng sau đó các đối tượng sẽ lồng ghép các thông tin giả để người xem không còn phân biệt thật giả, đúng sai. Điển hình là tình trạng giả mạo các cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân để tung tin sai sự thật, gây sức ép cho tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó trên mạng xã hội.

Thực tế này không chỉ yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc, đòi hỏi trách nhiệm từ chính cơ quan báo chí, nhất là các nhà báo, bởi chỉ một dòng status (trạng thái) của nhà báo cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cá nhân hay tổ chức, từ đó thông tin lan truyền, khó kiểm soát trên mạng xã hội, tạo “kẽ hở” cho các thế lực thù địch tấn công ngược, gây hoang mang dư luận.

Nhà báo cần có nghĩa vụ vạch trần và dập tắt tin giả

Để ngăn chặn tin giả

Chiếm lĩnh “không gian ảo”

Nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay có thể thấy, không ít trường hợp cơ quan báo chí chạy theo hiệu ứng câu view, dẫn đến những thông tin thất thiệt hay thổi phồng một số tình tiết trong sự kiện, hoặc “thêm mắm, dặm muối”, cố ý xuyên tạc câu trả lời của đối tượng được phỏng vấn để đạt mục đích thu hút sự chú ý của độc giả. Cách làm này đã đi ngược với tinh thần “sự thật là nguyên tắc tối thượng” của báo chí, đồng thời khiến báo chí bị mất niềm tin của công chúng.

Thêm vào đó, một bộ phận phóng viên làm việc thiếu nghiêm túc, nhiều thông tin vì động cơ không trong sáng, dễ dãi trong tác nghiệp, khâu biên tập lơi lỏng, cẩu thả... để một số tin “hổ lốn” thậm chí là “tin rác” trà trộn với những thông tin chính thống, làm vẩn đục môi trường báo chí truyền thông. Trong thực tế, bất kỳ thông tin báo chí nào đều phải bảo đảm các thuộc tính căn bản như tính nhân văn, tính giáo dục...

Trong kỷ nguyên số, ít nhiều có sự thay đổi, bởi thông tin quá nhanh nhạy, tác động tới đời sống xã hội nhanh hơn, mạnh hơn. Trong bối cảnh đó, rất cần những luồng thông tin chính xác, để kịp thời định hướng dư luận xã hội, lấn át những dòng tin ô tạp trên Internet, từ đó có thể chiếm lĩnh được “không gian ảo” trên môi trường truyền thông đa dạng và phức tạp hiện nay.

Đề cao “người gác cổng” thông tin

Trong môi trường truyền thông mới, mô hình sản xuất thông tin cũng có sự thay đổi về chất, kỷ nguyên 4.0 tạo điều kiện cho chủ thể dư luận mới là cộng đồng cư dân mạng ngày càng mạnh hơn, đồng thời tích hợp lại dựa trên đặc điểm “cùng nhóm đồng thuận, ngoài nhóm dị kiến”. Đặc điểm đó có mối liên hệ rất mật thiết với đặc tính của truyền thông xã hội. Các cá thể phân tán này vốn không thể trở thành chủ thể dư luận, tuy nhiên nhờ sự kết nối của Internet mà có khả năng hành động tập thể.

Một điều đáng chú ý là, dư luận trên truyền thông xã hội trong mô hình truyền thông mới đã thúc đẩy sự ra đời của một số nhóm “lãnh đạo quan điểm” (opinion leader) trong công chúng, đó là sự ra đời của các blog cá nhân, các group trên mạng xã hội. Và, những người “lãnh đạo quan điểm” đó có ảnh hưởng xã hội nhất định. Do đó, sự chủ động vào cuộc của báo chí là cần thiết, thực sự là “kênh” thông tin quan trọng, nơi cung cấp thông tin chính xác, tạo dựng niềm tin xã hội và là “người gác cổng” thông tin, định hướng dư luận tốt trên mạng Internet.

Tăng lượng thông tin “sạch”

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông, cuộc chiến chống tin giả sẽ vẫn còn vô cùng cam go, khốc liệt bởi hằng ngày, hằng giờ, tin giả giống như một “dịch bệnh” vẫn tìm mọi con đường, mọi cách thức để len lỏi, gieo rắc, phát tán trong cộng đồng thông tin sai sự thật, xuyên tạc, thổi phồng sự sợ hãi, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Do đó, trong “cuộc đua” về thông tin, nhất là với thông tin trên mạng xã hội, hơn ai hết báo chí đang nắm giữ nhiều lợi thế. Một chân lý có thể rút ra, đưa tin đúng chưa đủ mà các nhà báo cần có nghĩa vụ vạch trần và dập tắt tin giả cũng như thông tin bị bóp méo, vốn thường được nhiều người đọc và chia sẻ trên mạng hơn là sự thật; tăng thêm lượng thông tin “sạch” cho công chúng, hạn chế cơ hội cho những đối tượng lợi dụng sự kém hiểu biết, sự tò mò của người dân... để kích động, trục lợi.

Người làm báo luôn phải đặt lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia lên trên hết, có vai trò đặc biệt quan trọng trong định hướng và hình thành dư luận xã hội. Bên cạnh đó, người dùng mạng xã hội cũng cần phải có kỹ năng và có trách nhiệm cao với mỗi hoạt động của mình, trên tinh thần “thượng tôn pháp luật”, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và văn hóa ứng xử, tránh bị cả tin, lôi kéo và mắc bẫy các đối tượng xấu./.

Thành Huy Long

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top