Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Văn hóa xếp hàng nhìn từ đêm nhạc Martin Garrix ở Hà Nội

22:58 26/09/2016 - Văn hóa xã hội
Mỗi sự kiện đều có những nội dung tổ chức khác nhau và ở những địa điểm khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là hiện tượng chen lấn xô đẩy luôn xảy ra, để lại một hình ảnh vô cùng xấu trong mắt bạn bè quốc tế...

Martin Garrix. Ảnh: Internet

Chấn thương vì chen lấn

Đêm nhạc Martin Garrix kết thúc vào lúc nửa đêm 18/9 vừa qua, mọi người ùn ùn đổ ra cổng chính, thậm chí mở cửa hàng rào để chen ra ngoài. Trước đó, Ban tổ chức đêm nhạc đã đưa ra khung chương trình, khung giờ và địa điểm đưa đón khán giả song tình trạng xen lấn xô đẩy khi chương trình kết thúc mỗi lúc một nguy hiểm hơn, bởi khán giả chỉ muốn nhanh chóng lên xe ra về sau một buổi tối thấm mệt.

Khi chiếc xe đưa đón khán giả tới, mọi người ùa ra mỗi lúc một đông. Người người chạy tới, áp sát vào xe, len chân bước lên cửa... trong một khung cảnh hỗn loạn với những tiếng la hét thất thanh như mất túi, hay là bị giẫm lên chân,...

Mặc dù đã được Ban tổ chức thông báo còn rất nhiều xe khác đưa đón khán giả song đám đông vẫn cố gắng leo lên chiếc xe đã chật kín người. 

Như thế, sau những dư âm của giai điệu đêm nhạc hoành tráng của DJ số 3 thế giới Martin Garrix chỉ còn lại là những cảnh tượng đáng buồn.

Thực tại không thể chối cãi

"Văn hóa chen lấn" là một câu chuyện đã từ rất lâu nhưng không bao giờ cũ ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Điển hình, thời bao cấp, với chế độ tem phiếu, mọi người phải xếp hàng để mua những nhu yếu phẩm cần thiết song cũng có thể không đến lượt. Và chỉ trong vài phút ngắn ngủi, người người chen lấn, xô đẩy, tranh giành nhau bằng được. 

Nhưng hiện tại, khi cuộc sống đã được cải thiện, xã hội phát triển cũng như đời sống văn hoá của người dân được nâng lên thì "văn hoá chen lấn" vẫn ngang nhiên xuất hiện thường xuyên, nhất là tại các sự kiện lớn, thu hút đông người tham gia, theo dõi.

Những gì được coi là nếp sống, nếp suy nghĩ, tiềm thức của một con người, một cộng đồng thì thật sự không thể thay đổi một sớm một chiều. Chuyện xếp hàng đối với Việt Nam quả thật khó khăn. Người ta luôn có tâm lý so đo rằng mình sẽ thua thiệt nếu không chạy lên trước nên chẳng ai chịu nhường ai.

"Hiệu ứng cánh bướm"

Một vấn đề đặt ra sau hàng loạt những biểu hiện vô ý thức về việc chen lấn xô đẩy tại các sự kiện lớn nhỏ trong thời gian vừa qua là liệu có tồn tại "văn hoá xếp hàng" ở Việt Nam? Liệu đó có phải là hiện tượng "con sâu làm rầu nồi canh" hay thật sự phần đông người dân Việt chưa thể học hỏi được nếp sống lịch sự này?

Cuộc sống hiện đại kéo theo sự ganh đua ngày một tăng giữa mỗi người để có thể tồn tại và phát triển. Đó là ganh đua trong học tập, công tác, ganh đua trong cuộc sống và ganh đua cả trong cách ứng xử giữa người với người. Dần dà, người ta ganh đua nhau từng chút một, không ai muốn là người bị bỏ sau, không ai chịu thua ai.

Thói quen và tính cách ấy làm cho người Việt dường như đã quá đề cao cái tôi cá nhân ích kỉ mà quên đi cái chung của cộng đồng. Chính vì vậy văn hóa xếp hàng- một lối sống văn minh lịch sự nên và cần có ở khắp nơi lại bị biến thể thành cụm từ xấu xí là “văn hóa chen lấn” tại Việt Nam.

Các sự kiện văn hóa diễn ra với quy mô lớn, phạm vi rộng thường được tổ chức ở nơi công cộng, tụ tập nhiều người, chính vì thế nó đòi hỏi mỗi người sự tự giác về nhận thức cũng như sự tôn trọng lẫn nhau trong ứng xử giữa người với người.

Trong vô vàn những điều mà nơi công cộng yêu cầu, thì văn hóa xếp hàng được coi như là một phép lịch sự đến từ ý thức mỗi người chứ không chỉ đơn thuần là một điều bắt buộc như những tấm biển "không giẫm lên cỏ" hay "cấm hút thuốc". Đó có thể coi là phép lịch sự tối thiểu mà mỗi người cần phải biết và tự rèn luyện, để hoàn thiện nếp sống bản thân, cũng như làm đẹp cho xã hội.

Vậy giải pháp cho vấn đề này như thế nào? Liệu những bài học kia có đủ sức cảnh tỉnh ý thức con người, để mỗi người tự dành một vài phút ngẫm lại bản thân và cùng nhau thay đổi? Chắc hẳn các bạn có nghe về "hiệu ứng cánh bướm" trong khoa học, khi mà một cánh bướm đập có thể gây ra một cơn bão ở bán cầu bên kia. Mỗi chúng ta cũng là một cánh bướm nhỏ, chỉ cần mỗi người tự nhường nhịn nhau, cùng nâng đỡ nhau, cùng giúp đỡ nhau, cùng san sẻ, cùng cố gắng, thì mọi điều kỳ diệu đều có thể xảy ra. 

Xem thêm video văn hóa xếp hàng của bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay

Đêm nhạc hoành tráng với hơn 10.000 khán giả

Ngày 18/9 vừa qua, các bạn trẻ ở Việt Nam đã bùng nổ với đêm diễn của Martin Garrix- DJ số 3 thế giới đến từ Hà Lan.

“Martin Garrix by Vinaphone” là bữa tiệc âm nhạc điện tử được hợp tác giữa Vinaphone và thương hiệu bia nổi tiếng “Tuborg” của quê hương Martin. Chương trình diễn ra từ 15h đến đêm tại khu đô thị Ecopark, Hà Nội. Chàng DJ 20 tuổi này là nghệ sĩ nhạc điện tử tiếp theo đến Việt Nam biểu diễn sau những cái tên nổi tiếng khác như Armin van Buuren, Hardwell, Steve Aoki trong thời gian qua. Đây được cho là sự kiện có tốc độ bán vé nhanh nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này khi mà 10.000 vé được bán hết trước đêm diễn 5 ngày.

Vương Hương Ly, Thu Hà, Bảo Ngân, Dương Hương Ly

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top