Cái kết bất ngờ của nhà báo

15:17 25/07/2016 - Chân dung nhà báo
Gần như trong cả sự nghiệp của mình, Jeff Bradley đã dành những mùa Hè để gắn bó với sân bóng chày giải Major League. Anh từng là một phóng viên chuyên nghiệp chuyên đưa tin về bóng chày cho tạp chí thể thao ESPN và Star-Ledger ở thành phố Newark.

Nhưng, mùa Hè năm ngoái lại khác. Phải vật lộn kiếm sống sau khi bị Star-Ledger cho nghỉ việc hồi tháng 1/2013, Bradley đã tới làm nhân viên của một câu lạc bộ đồng quê gần nhà ở New Jersey. Công việc của anh là đánh giày, hút bụi thảm, trải sàn và lau chùi nhà vệ sinh cho sạch sẽ.
 
Bradley có lẽ là nhân viên câu lạc bộ duy nhất từng viết bài về Derek Jeter (một siêu sao bóng chày chuyên nghiệp) cho các ấn phẩm quốc gia. Từng có vài lần, Bradley bị nhầm là một thành viên của câu lạc bộ. Những lần khác, anh lại gặp những người biết anh là "nhà báo thể thao" và hỏi anh câu không thể tránh khỏi: Chuyện gì đã xảy ra?
 
"Rõ ràng là đôi khi tôi cảm thấy rất xấu hổ. Nhưng hầu hết mọi người, nếu họ có tâm, đều nói rằng: Tôi tôn trọng những gì anh đang làm, Anh đang làm điều mình phải làm [cho gia đình mình]," Bradley chia sẻ.
 
Tuần trước, Bradley đã quyết định kể lại câu chuyện của anh trên trang web cá nhân. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, anh cho biết mình không gợi lại những nỗi thất vọng và khó khăn mà anh đã phải chịu đựng để "mọi người thấy thương cho tôi."
 
"Tôi chỉ nghĩ rằng đây là chuyện đã xảy ra với rất nhiều người từng làm nhà báo," Bradley chia sẻ.
 
Thật vậy, những bình luận dưới bài viết của Bradley đã cho thấy một góc buồn của ngành công nghiệp báo chí, khi những cây bút thể thao lâu năm bỗng chốc trở thành những kẻ vô danh. Một số cựu nhà báo đã bày tỏ sự đồng cảm với Bradley bằng cách chia sẻ câu chuyện của chính họ.
 
Rachel Shuster, cựu phóng viên của tờ USA Today cho biết: "Tôi lái xe cho Uber, một công việc mà tôi có thể nói là hoàn toàn không phải giấc mơ của đời tôi."
 
Diane Pucin, cựu phóng viên tờ Los Angeles Times chia sẻ: "Rất giống câu chuyện đời tôi... Tôi còn từng bị một cửa hàng tạp hóa từ chối làm nhân viên kiểm kê nữa."
 
David Andriesen, cựu phóng viên giải bóng chày quốc gia cho tờ báo Seattle Post-Intelligencer (hiện đã giải thể) thì đã quyết định trở thành một giáo viên mẫu giáo.

Anh cho hay: "Tôi nhớ mình đã nói với vợ rằng, "Giờ anh không chuyển nghề được nữa. Nếu anh quay lại học một bằng Thạc sỹ để dạy học, anh sẽ không thể bắt đầu làm việc trước 43 tuổi. Cô ấy nói, 'Anh còn 20 năm nữa để làm việc, và anh vẫn sẽ 43 tuổi dù anh có là giáo viên hay không.'"
 
Wendell Barnhouse, trước đây từng là phóng viên của tờ Star-Telegram ở Fort Worth, vừa mất việc làm cộng tác viên cho trang web Big 12. Anh viết: "Tôi thực sự nghi ngờ khả năng mình sẽ tìm được một công việc gì đó liên quan đến thể thao."
 
Filip Bondy, người gần đây mới bị tờ New York Daily News cho nghỉ việc thì viết: "Xem ra có lẽ trong ngành của chúng ta, 50 tuổi là 66 tuổi (tuổi về hưu) rồi."
 
Bradley không ngạc nhiên trước những phản ứng này. "Tôi biết có rất nhiều người như chúng tôi ngoài kia," anh nói.
 
Ở tuổi 51, Bradley cho biết đã hơn một năm kể từ khi anh có một cuộc phỏng vấn xin việc đúng nghĩa. Anh vẫn đang tiếp tục làm cộng tác viên cho trang SI.com và tờ New York Times, cũng như các hãng tin khác. Tuy nhiên, cuộc sống của một người làm nghề tự do rất ít sinh lợi trong thời đại ngày nay.
 
Trong bài đăng của mình, anh viết: "Thực tế là, tôi sẽ phải viết 300 tin bài mỗi năm cho hai hãng tin trên để có một nửa số tiền mà tôi từng kiếm được tại tạp chí ESPN. Viết 300 tin bài một năm là chuyện không thể. Nếu cố hết sức, bạn cũng chỉ viết được khoảng 150 bài thôi, nghĩa là kiếm được 1/4 lương của tôi lúc trước. Tôi đã không làm thế. Có lẽ đó là lý do vì sao tôi trở thành gã trông phòng thay đồ."
 
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại của chúng tôi, Bradley, cũng như hầu hết các nhà báo cùng cảnh ngộ với anh, đã nghe về "góc phơi sáng" quá nhiều lần.
 
"Bạn nghe họ nói 'Tôi không thể trả tiền, nhưng bài này thật tuyệt. Anh sẽ thu hút rất nhiều lượt truy cập trang.' Đó là một sự xúc phạm. Tôi thà đi cọ nhà vệ sinh và đánh bóng giày chơi gôn rồi kiếm tiền còn hơn là ngồi viết miễn phí," Bradley chia sẻ
 
Bradley cho biết làm nhân viên tại câu lạc bộ đã trở thành lựa chọn thay thế cần thiết với anh trong mùa Hè này. Vợ anh là một giáo viên giáo dục đặc biệt [“Cô ấy là ngôi sao nhạc rock," anh nói], và họ có bằng năm nhất cao đẳng và bằng trung học cao cấp.
 
"Hàng tháng, luôn có hóa đơn phải thanh toán," Bradley, người kiếm được 15 USD/giờ cộng tiền boa tại câu lạc bộ cho biết. "Tôi không nhận được đủ việc làm từ bên ngoài. Nghe thật ngu ngốc, nhưng tôi biết mỗi tuần mình sẽ nhận được tiền lương từ câu lạc bộ."
 
Tuy nhiên, câu lạc bộ hiện đã đóng cửa theo lịch nghỉ theo mùa. Còn Bradley vẫn tiếp tục tìm việc làm và viết lách khi có thể.
 
Anh tin rằng mình có tài năng để cống hiến ở một nơi nào đó. Những bình luận dưới bài viết của Bradley còn bao gồm một dòng động viên từ John Papanek, cựu biên tập viên của anh ở tạp chí ESPN.
 
Papanek viết: "Hãy làm cho tôi một việc. Lần tới khi anh đặt được một chân vào nơi đang cần một phóng viên chuyên nghiệp, linh hoạt và xuất sắc, hãy bảo họ gọi cho tôi."
 
Tuy nhiên, Bradley không đặt nhiều hy vọng rằng một ngày không xa nào đó, điện thoại của anh sẽ đổ chuông cùng một lời đề nghị làm việc toàn thời gian. Nói về ngành báo chí, anh cho hay: "Tôi tin là có việc làm ngoài kia [cho những người làm tự do sẵn sàng nhận lương thấp], tôi chỉ không tin là ở ngoài đó có công việc."
 
Về tương lai của mình, Bradley tỏ ra rất thực tế. Anh sẵn sàng quay trở lại câu lạc bộ vào mùa xuân tới "nếu họ muốn tôi quay trở lại"./.

Nguồn: Vietnam+

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top