Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tôn vinh những giá trị kinh tế, nét đặc trưng khác biệt

17:34 21/09/2016 - Văn hóa xã hội
Trong cuộc họp báo ngày 14/9 vừa qua, UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết "Lễ hội Nho và Vang - Ninh Thuận 2016" sẽ được tổ chức trong 3 ngày (từ ngày 29/9 - 1/10/2016).
"Lễ hội Nho và Vang - Ninh Thuận 2016":

Vườn nho Ninh Thuận. Nguồn: Internet

"Lễ hội Nho và Vang​-Ninh Thuận 2016" được tổ chức nhằm quảng bá về hình ảnh, quê hương, con người Ninh Thuận đến với du khách trong và ngoài nước; giới thiệu các sản phẩm đặc thù, riêng biệt sẵn có của Ninh Thuận góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh. Đồng thời tôn vinh những giá trị kinh tế mà cây nho mang lại cho địa phương, làm rõ sự khác biệt mang tính đặc trưng của nho Ninh Thuận; tạo cơ hội giao thương giữa người trồng nho, người sản xuất, chế biến sản phẩm từ nho và người tiêu dùng.

Đại diện UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, trong khuôn khổ "Lễ hội Nho và Vang - Ninh Thuận 2016" có rất nhiều hoạt động đặc sắc: bao gồm Hội chợ triển lãm Nho và Vang kết hợp Ẩm thực Ninh Thuận từ 27/9​-1/10, tại khu vực xung quanh Tượng đài​-Quảng trường 16/4; Hoạt động Ngoại giao Đoàn từ 29​-30/9; Hội nghị xúc tiến quảng bá và kết nối tour, tuyến du lịch Ninh Thuận năm 2016 và Tọa đàm về Nho và Vang Ninh Thuận, ngày 1/10 tại Khu du lịch Long Thuận​.

Đặc biệt, cũng trong dịp này, Lễ hội Katê thường niên cũng được tổ chức kết hợp tại huyện Ninh Phước, tháp Pô Klong Garai, tháp Pô Rômê, đền Pô Inư Nưgar nhằm quảng bá nét văn hóa đặc sắc lâu đời của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn.

Lễ hội Katê sẽ có phần lễ với các hoạt động rước Y trang, phần hội với các chương trình biểu diễn văn nghệ, thời trang dân tộc Chăm, hội thi tay nghề dệt thổ cẩm, làm gốm… hứa hẹn sẽ mang đến nhiều điều hấp dẫn, mới mẻ cho du khách.

Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Là dịp để những người tham dự được chiêm ngưỡng các đền tháp cổ kính; thưởng thức một nền nghệ thuật ca mua nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Lễ hội Katê chính là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đìh các dân tộc Việt Nam.

Gắn với việc quảng bá nét văn hoá đặc sắc lâu đời của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn tại Lễ hội Katê, kết hợp tổ chức Toạ đàm Ngoại giao Đoàn nhằm tranh thủ các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế ủng hộ việc xác lập các thủ tục, bình chọn... để UNESCO công nhận hệ thống tháp Chăm và Lễ hội Katê là Di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của thế giới.

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động kết hợp như: Tham quan; đua Patin đường phố; hoạt động đi bộ vì môi trường; hội thi múa lân, sư, rồng; biểu diễn lướt ván diều... 

Lễ hội chính thức khai mạc vào tối 29/9, bế mạc vào tối 1/10, tại Quảng trường 16/4, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận./.

T.D

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19-7-2024, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân” của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Ngày 31/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã khai mạc vòng chấm chung khảo Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII năm 2023.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top