Thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung các trường hợp cho hưởng án treo

13:59 24/03/2022 - Pháp luật
Sau 3 năm thi hành Nghị quyết 02, một số hướng dẫn của Nghị quyết đã bộc lộ khó khăn, vướng mắc như quy định về những trường hợp không cho hưởng án treo (Điều 3) còn chưa phù hợp với thực tiễn xét xử.

(Ảnh minh họa: Thế Duyệt/TTXVN)

Chiều 23/3, phiên họp Hội đồng Thẩm phán tháng 3 của Tòa án nhân dân Tối cao đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình chủ trì hội nghị.

Nghị quyết đã bổ sung một số trường hợp có thể cho hưởng án treo: Người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết "đã bị xử lý kỷ luật" hoặc "đã bị xử phạt vi phạm hành chính" hoặc "đã bị kết án" và có đủ các điều kiện khác cũng có thể cho hưởng án treo; Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn, có quyết định truy nã nhưng đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử; Người phạm tội bị xét xử cùng một lần về 2 tội nhưng các tội phạm đã thực hiện đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội tham gia là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.

Việc thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ công lý, công bằng khi cho bị cáo hưởng án treo; giải quyết khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật; đồng thời bảo đảm thống nhất với các đạo luật có liên quan mới được Quốc hội ban hành.

Trước đó, ngày 15/5/2018, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo (Nghị quyết 02).

Nghị quyết 02 đã tạo sự thống nhất, khắc phục được một số quy định chưa rõ ràng tại Điều 65 của Bộ luật Hình sự, giúp các Thẩm phán trong việc áp dụng pháp luật về án treo, tránh những sai sót, ban hành những bản án đúng quy định, hợp tình, hợp lý; tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, giúp cho việc áp dụng, vận dụng pháp luật của Tòa án chính xác.

Bên cạnh kết quả đạt được, sau 3 năm thi hành Nghị quyết 02, một số hướng dẫn của Nghị quyết đã bộc lộ khó khăn, vướng mắc như quy định về những trường hợp không cho hưởng án treo (Điều 3) còn chưa phù hợp với thực tiễn xét xử và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; chưa có hướng dẫn về việc trừ thời gian tạm giữ, tạm giam của người được hưởng án treo; hướng dẫn về trường hợp người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ bị buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo (Điều 10) còn chưa cụ thể, khó áp dụng; hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách (Điều 9) chưa phù hợp với quy định mới của Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Theo Vietnam+

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top