Thận trọng và trách nhiệm khi công bố thông tin

21:46 28/11/2016 - Pháp luật
Đề cập đến sự lợi hại của ngôn từ, thông tin, xưa nay người ta thường nói: “Bút sa gà chết”, “Lời nói, đọi máu”, “Nhất ngôn tứ xuất, tứ mã nan truy”(Một lời nói ra, bốn con ngựa đuổi không kịp)...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016 tại Hà Nội, ngày 4/10/2016. Ảnh:VGP

Vậy nên, những người viết báo phải luôn trung thực, thận trọng và có trách nhiệm về những thông tin đưa ra trước công chúng.

Khi dư luận hoài nghi về tính trung thực, khách quan của báo chí

Theo Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, trong 10 nội dung cơ bản về thanh tra năm 2014, thông tin sai sự thật là nhóm hành vi vi phạm phổ biến của nhiều cơ quan báo chí. Thế nên năm 2014, đã có tới 57 lượt cơ quan báo chí bị Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt hành chính với số tiền 1,4 tỷ đồng vì thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, tác động không tốt đến dư luận xã hội.

Nếu như cơ quan chức năng không lên tiếng kịp thời để “cải chính” thông tin thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ăn việc làm, “miếng cơm manh áo” của hàng vạn người dân đã gắn bó với nghề làm nước mắm từ hàng trăm năm nay.

Thông qua những con số và vụ việc trên, những người cầm bút chân chính thêm một lần chạnh lòng. Không chạnh lòng sao được, khi đội ngũ từng được ví như “thư ký trung thành của thời đại” lại bị dư luận hoài nghi về đức tính trung thực, mức độ khách quan, công tâm trong việc cung cấp thông tin cho công chúng.

Càng đáng băn khoăn, trăn trở hơn bởi tình trạng thông tin sai sự thật của báo chí đã ở mức “báo động đỏ”. Bởi theo nhận định của Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, một trong 4 cái sai nổi cộm nhất của báo chí trong thời gian qua là đưa tin không tôn trong sự thật, bóp méo sự thật bằng cách cố ý bỏ qua hoặc nhấn mạnh những tình tiết phục vụ ý đồ của nhà báo.

Sự thật thường được hiểu là diễn biến đúng như thật, trạng thái chân thực của sự việc diễn ra hay trạng thái đúng như thật của hành động diễn ra. Hiểu đơn giản hơn, sự thật là bản chất cốt lõi của sự vật hiện tượng. Báo chí ngay từ ra đời đã mang trong mình sứ mệnh cao cả là thông tin chính xác, phản ánh đúng sự thật. Vì vậy, sức mạnh của báo chí trước hết là ở sự thật, nằm trong sự thật. Không thông tin, phản ánh những gì sự thật vốn có, báo chí không còn lý do để tồn tại.

Tuy vậy, “sự thật” trong hoạt động báo chí cần hiểu một cách mềm dẻo. Bởi không phải sự thật nào cũng đưa ra công chúng, nhất là những sự thật liên quan đến bí mật an ninh quốc gia, bí mật quân sự, quốc phòng và những vấn đề có ảnh hưởng mật thiết, tác động trực tiếp đến vận mệnh của cộng đồng nói chung, của mỗi số phận con người nói riêng.

Đối với báo chí cách mạng, những sự thật được thông tin, tuyên truyền chỉ có ý nghĩa, giá trị khi sự thật ấy mang lại lợi ích chính đáng cho đại đa số người dân, vì sự phát triển ổn định của đất nước và vì những phẩm giá tốt đẹp của con người. Xem nhẹ, hạ thấp hay xem thường điều căn bản đó sẽ làm cho báo chí đi “chệch hướng” gây ra tình trạng nhiễu thông tin, rối loạn dư luận xã hội.

Phóng viên tác nghiệp tại một buổi họp báo. Ảnh:TL

Nghiêm cẩn với từng con chữ

Thực ra, làm bất cứ nghề nào trong xã hội cũng có những rủi ro, “tai nạn nghề nghiệp” nhất định, trong đó nghề báo cũng không ngoại lệ. Nhưng, nghề báo càng ngăn ngừa, hạn chế được rủi ro, “tai nạn” bao nhiêu, xã hội càng tránh được những phiền toái, hệ lụy bấy nhiêu. Bởi mục tiêu cao đẹp của nền báo chí cách mạng là góp phần tạo dựng, bồi đắp, nâng cao niềm tin cho công chúng, giúp công chúng biết cảm nhận, thưởng thức những giá trị chân - thiện - mỹ, qua đó kiến tạo nền tảng đạo đức, văn hóa, tinh thần lành mạnh cho xã hội phát triển ổn định, văn minh.

Trong bối cảnh “Internet hóa toàn cầu” hiện nay, lượng thông tin càng “đồ sộ” bao nhiêu thì ranh giới thật - giả, đúng - sai, phải - trái, tốt - xấu, hay - dở... càng trở nên mong manh bấy nhiêu. Điều đó đặt ra cho giới báo chí nước ta càng phải trung thực, tỉnh táo, sáng suốt, nhân văn trong việc khai thác, xử lý và công bố thông tin.

Những người làm báo nước nhà càng phải hết sức coi trọng, nghiêm cẩn với từng câu từ, chữ nghĩa, thông tin, tài liệu, số liệu, vấn đề, sự kiện, nhân vật... đưa ra công bố với công chúng.

Thực tế cho thấy, chỉ khi nào các tác phẩm báo chí được xử lý qua “bộ lọc” thông minh, tinh tế, thận trọng có trách nhiệm và cách ứng xử văn hóa, đầy ắp tình người của cả nhà báo và cơ quan báo chí, thì công chúng mới có cơ hội được sống trong môi trường thông tin lành mạnh và nguy cơ thông tin sai sự thật mới được ngăn chặn triệt để./.

Thiện Văn

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top