Thách thức mới trong tuyển sinh CAND 2017

19:19 23/02/2017 - Văn hóa xã hội
Sự thay đổi về phương thức tuyển sinh của các trường khối CAND thời gian qua đang thực sự khiến các sĩ tử của mùa thi năm nay phải đối mặt với những thách thức lớn.

Theo học khối C từ khi mới bước chân vào cấp ba Lê Bích Hạnh, học sinh lớp 12 trường THPT Đào Duy Từ luôn ấp ủ trong mình ước mơ được thi đậu vào HVCSND. Ngày đêm ôn luyện 3 môn: văn, sử, địa. Tưởng chừng với sự nỗ lực ấy có thể giúp ước mơ của em sớm trở thành hiện thực. Thế nhưng, sự thay đổi đột ngột trong việc không còn áp dụng tuyển sinh khối C truyền thống đã gần như dập tắt hoàn toàn hi vọng của Hạnh. “Em rất buồn, lo lắng và không biết phải tiếp tục ôn luyện như thế nào. Bố mẹ cũng khuyên chuyển sang thi luật hoặc báo chí nhưng ước mơ trở thành một nữ cảnh sát của em vẫn còn”, Hạnh tâm sự.

Trở thành học viên các trường CAND là ước mơ của rất nhiều sĩ tử

Cũng như Hạnh, nhiều học  sinh  lớp 12  năm  nay đang gặp phải  rất nhiều khó khăn trong  việc  quyết   định  bước  ngoặt  của cuộc đời mìn. Nguyễn  Sỹ  Hiệp là học sinh lớp chuyên tự nhiên THPT Lý Thường  Kiệt cho biết:  Với  sự thay đổi ấy của các trường công an, em  sẽ  vẫn làm  hồ sơ đăng kí dự thi nhưng hi vọng đậu không nhiều. Thay việc tiếp tục ôn luyện các môn thuộc tổ hợp mới theo phương án tuyển sinh công an,  em vẫn tiếp  tục  ôn thi theo khối học của mình  và  sẽ quan tâm hơn đến các trường còn giữ khối A truyền thống như ĐH Bách Khoa hay ĐHKHTN.

Không  may mắn như Hiệp và Hạnh, Lê Văn Tuấn  (Bình Phước) đã có  tới 2 năm thi vào các trường  ĐH  thuộc khối  CAND nhưng  không đậu.

Nếu năm nay không có sự đổi mới trong phương án tuyển sinh, Tuấn vẫn muốn thử sức thêm một lần.

Sự thay đổi nhanh chóng trong phương án tuyển sinh năm nay đã và đang tác động rất  nhiều đến đối tượng dự thi đại  học, cao đẳng.

Các học viên trường CAND trong giờ luyện tập võ thuật 

Lê Văn  Linh - chiến sĩ công  an nghĩa vụ  tại   Hà Nội cho  biết: mỗi ngày, những người lính như anh đều  phải thực hiện hai ca gác: ngày và đêm theo quy định.

Thời gian còn lại, anh tranh  thủ ôn thi để tiếp tục được khoác  trên mình  bộ quân phục  mình đang nâng niu mỗi ngày.  Anh cho biết: “Với sự thay  đổi ấy,  anh  cũng chưa biết tương lai mình sẽ đi về đâu. Từ lâu chỉ tập trung ôn theo ba môn văn,  sử, địa. Nay lại  không tuyển  sinh khối C  như cũ. Không chỉ anh và nhiều đồng chí công an nghĩa vụ khác cũng rất lo lắng”.

Rõ ràng, việc đổi mới trong các phương án tuyển sinh thời gian qua đã tạo nên những tranh cãi lớn trong dư luận xã hội. Một mặt, việc cải cách trong thi cử sẽ góp phần hạn chế nạn học lệch, học tủ của học sinh. Đồng thời, sẽ giảm bớt áp lực biên chế đối với các ngành thuộc LLVT nói chung và CAND nói riêng.

Mặt khác, điều này sẽ khiến các thí sinh có nguyện vọng thi công an gặp phải những thách thức không dễ có thể vượt qua được khi thời gian tuyển sinh đại học, cao đẳng đã cận kề.

Ngọc Huyền

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
Đó là nhấn mạnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top