Kết nối tạp chí:
  • facebook
  • Tiwer
  • Youtube
  • Google

Tân Hiệp Phát giảm 70.000 tấn rác nhựa sau một thập kỷ

Sau 10 năm qua, tập đoàn Tân Hiệp Phát đã giảm 70.000 tấn rác thải nhựa; đơn vị vừa đầu tư nhà máy tái chế nhựa công suất lớn mỗi năm

Đoàn cán bộ VCCI chụp ảnh cùng lãnh đạo Tân Hiệp Phát. Ảnh; Công Việt

Thông tin vừa được lãnh đạo doanh nghiệp cho biết tại buổi làm việc của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công tại Nhà máy sản xuất nước uống Number One Hậu Giang tại Khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành.

Tập đoàn Tân Hiệp Phát thời gian qua đầu tư các nhà máy tái chế nhựa nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Ông Tống Nhân Tôn - Giám đốc nhà máy cho biết, tổng công suất của 4 nhà máy thuộc tập đoàn Tân Hiệp Phát đạt 2 tỷ lít nước uống có lợi cho sức khoẻ, nước ngọt có ga mỗi năm. Tập đoàn trang bị 10 dây chuyền Aseptic (công nghệ vô trung từ hãng GEA, Đức) với tổng vốn đầu tư hơn 300 triệu đôla, công suất mỗi dây chuyền 36.000-48.000 chai mỗi giờ.

"Giai đoạn 2013-2018, tập đoàn đã giảm 20.000 tấn rác thải nhựa và từ 2018 đến nay con số này 50.000 tấn", ông Tôn nói và cho biết kết quả này có được qua việc áp dụng phương pháp giảm trọng lượng vào sản xuất vỏ chai. Ban đầu mỗi chai nước có trọng lượng 27g, sau 5 năm giảm còn 21,8g và hiện tại là15,6g.

Tháng 10/2021 tập đoàn đã đầu tư 100 tỷ đồng nhà máy tái chế nhựa và đưa vào hoạt động và xem đây là giải pháp chủ chốt để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Công suất tái chế nhựa HDPE của nhà máy đạt 3.600 tấn mỗi năm. Từ những phế liệu trong quá trình sản xuất, nhà máy đã tái chế thành vảy, hạt và cho ra đời các sản phẩm từ nhựa HDPE. Nhà máy quy mô 10.000 m2, giai đoạn 1, có 50 công nhân, làm việc 24/24.

"Chúng tôi vừa tái chế phế liệu để phục vụ cho việc sản xuất của tập đoàn, vừa tái chế cho các công ty khác. Tân Hiệp Phát đánh giá đây là những bước khởi đầu quan trọng, và mong muốn mở rộng mô hình này, sẵn sàng mời các đơn vị khác cùng tham gia", ông Tôn nói.

Bà Trần Ngọc Bích - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, cho biết từ năm 2001, tập đoàn bắt đầu sản xuất, kinh doanh mặt hàng nước uống. Đơn vị có hệ thống nhà máy sản xuất bao bì nên tất cả các bao bì sản phẩm của mình đều do đơn vị tự cung ứng. việc này nhằm kiểm soát toàn bộ chất lượng sản phẩm.

"Tập đoàn hiện là đơn vị có công suất dây chuyền Aseptic lớn nhất khu vực Đông Nam Á và cũng là doanh nghiệp Việt đầu tư sâu vào kinh tế tuần hoàn để phục vụ hoạt động tái chế, xử lý môi trường. Tân Hiệp Phát hiện sở hữu bao bì nhẹ nhất trong ngành nước uống đóng chai", bà Bích nói.

Chủ tịch VCCI Việt Nam Phạm Tấn Công. Ảnh: Công Việt

Tại buổi làm việc, Chủ tịch VCCI Việt Nam Phạm Tấn Công đánh giá cao mô hình phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn của tập đoàn và khẳng định Tân Hiệp Phát đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.

Tân Hiệp Phát hiện có hơn 200.000 điểm bán hàng, phủ hơn 90% thị trường trong nước, xuất khẩu 18 quốc gia. Đồng thời, đơn vị có 3.500 lao động trực tiếp và 10.000 lao động gián tiếp trên toàn quốc.

Trong hai năm đại dịch Covid-19, đơn vị đã nỗ lực vượt qua tâm dịch với phương châm 3 tại chỗ. "Kể cả khi thiếu hụt 50% nhân sự, đơn vị vẫn cố gắng duy trì ổn định không để đứt gãy chuỗi cung ứng", ông Tôn nói và cho biết không một người nào của nhà máy nhiễm Covid-19, đơn vị hoàn thành 90 ngày 3 tại chỗ an toàn tuyệt đối.

Hùng Anh

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 21/9, diễn đàn Tổng Biên tập năm 2024 với chủ đề “Báo chí giải pháp, hướng đi cho báo chí truyền thống” đã diễn tại tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn do Báo Nhà báo và Công luận, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Thuận tổ chức, thu hút sự tham gia hơn 100 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí trên cả nước.
Với tinh thần "Lá lành đùm lá rách", ngày 10/9, Hội Nhà báo Việt Nam ban hành công văn số 457/CV-HNBVN về việc hưởng ứng lời kêu gọi của đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Báo chí nói chung là một trong những kênh chính tạo dư luận xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam càng cần trách nhiệm xã hội cao, vì báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ lợi ích quốc gia - dân tộc, cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của người làm báo trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí là cực kỳ quan trọng, bởi họ có trách nhiệm phản ánh một cách chính xác, đa chiều cạnh và đa dạng về thực tế xã hội,... mang lại thông tin có giá trị, kịp thời cho độc giả.
Tháng 8/1945, chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, tạo nên một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Từ đây, nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình; đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top