Agribank: Tiên phong hành động, chuyển đổi số để phát triển bền vững

Hành trình chuyển đổi số của Agribank được triển khai với định hướng xuyên suốt, lấy khách hàng làm trung tâm. Với chương trình hành động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025 trong toàn hệ thống, Agribank quyết tâm đi nhanh hơn, đi xa hơn cùng khách hàng. Chuyển đổi số còn là động lực phát triển chủ đạo để Agribank phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế số.

Chuyển đổi số, lấy khách hàng làm trung tâm

Xác định được vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Agribank, nhất là trong kỷ nguyên số đang phát triển mạnh mẽ, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng ủy Agribank đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 01-NQ/ĐU-NHNo ngày 25/12/2020 về “Tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, hướng đến mục tiêu ngân hàng số, đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại”. Theo đó, hành trình chuyển đổi số của Agribank được triển khai với định hướng xuyên suốt, lấy khách hàng làm trung tâm.

Agribank không ngừng nâng cấp dịch vụ, cập nhật tính năng mới ngày càng thông minh hơn trên các ứng dụng

Với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, Agribank luôn ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, tích cực chủ động nghiên cứu đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, nâng cấp hạ tầng công nghệ, ứng dụng dữ liệu, nỗ lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa các sản phẩm dịch vụ, xây dựng một môi trường ngân hàng số thông minh, dễ tiếp cận và thân thiện với tất cả người dân, đặc biệt chú trọng sản phẩm cho khách hàng ở khu vực nông thôn - địa bàn chủ lực gắn với sứ mệnh phục vụ của Agribank.

Trong dòng chảy của kỷ nguyên công nghệ, Agribank xác định một trong những chiến lược quan trọng là phát triển các ứng dụng ngân hàng điện tử với giao diện thân thiện và nhiều tiện ích tích hợp, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Hàng triệu khách hàng trên khắp cả nước đã không còn xa lạ với các phiên bản ứng dụng được nâng cấp, cập nhật tính năng mới ngày càng thông minh hơn. Agribank hiện có gần 20 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, gần 16 triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM, gần 15 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh Mobile Banking. Phương thức thanh toán tự động chiếm khoảng 81% tổng số giao dịch thanh toán của khách hàng tại Agribank. Song song với nâng cao chất lượng dịch vụ, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, Agribank luôn chú trọng các giải pháp tăng cường các tính năng bảo mật, đảm bảo an ninh, an toàn trong các giao dịch trực tuyến. Agribank chính là một trong những ngân hàng tiên phong ứng dụng công nghệ bảo mật eKYC (định danh khách hàng điện tử) và thu thập dữ liệu sinh trắc học, giúp tăng cường bảo mật và độ chính xác trong các giao dịch.

Từ năm 2016 tới nay, Agribank liên tục nghiên cứu, phát triển các tiện ích số hóa giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận, sử dụng “ngân hàng số”. Một trong những sản phẩm nổi bật là sự ra mắt của ứng dụng Agribank Plus vào giữa năm 2024. Đây là phiên bản mới nhất của ứng dụng ngân hàng điện tử, được thiết kế theo 4 tiêu chí "Plus": Xuất sắc (Prime), dẫn đầu (Leading), gắn kết (United) và thông minh (Smart). Agribank Plus mang đến nhiều tính năng mới. Tài khoản Plus nổi bật với khả năng giao dịch nhanh chóng và bảo mật tối ưu. Chỉ trong vài giây, khách hàng có thể chuyển tiền, gọi VNPAY Taxi, mua sắm VnShop, thanh toán hóa đơn và thực hiện nhiều dịch vụ tiện ích khác. Bên cạnh đó, với việc cải tiến giao diện, đơn giản hóa quy trình đăng nhập với một tên đăng nhập duy nhất và mật khẩu trên phiên bản Moblie và PC, Agribank Plus đã giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và nâng cao tính tiện dụng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, việc triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus cũng góp phần tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Sau Agribank Plus, Agribank tiếp tục ra mắt giải pháp ngân hàng số Open Smart Bank, sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa giao dịch và nâng cao bảo mật. Open Smart Bank giúp Agribank không chỉ cung cấp các dịch vụ tài chính truyền thống mà còn tạo ra môi trường giao dịch thông minh hơn cho khách hàng. Giải pháp này ứng dụng công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, blockchain và big data để tối ưu hóa quy trình giao dịch, tự động hóa các tác vụ và tăng cường bảo mật. Hệ thống bảo mật nhiều lớp đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong mỗi giao dịch. Điều này đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên số, khi nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ngày càng gia tăng. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của Agribank.

Hiện thực hóa chiến lược số hóa nông thôn bằng công nghệ, chuyển đổi số

Là ngân hàng chủ lực trong đầu tư hỗ trợ phát triển và cung cấp dịch vụ tài chính tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, Agribank xác định mục tiêu xuyên suốt trong hoạt động là phát huy lợi thế về mạng lưới, đa dạng hóa, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ với chất lượng cao dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu về cung cấp dịch vụ ngân hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện.

Agribank Digital, ngân hàng số hiện đại, dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng từ thành thị tới nông thôn.

Trong chiến lược số hóa nông thôn, Agribank đặt mục tiêu sử dụng công nghệ để đơn giản hóa thủ tục, giúp người dân dễ dàng tiếp cận từ những dịch vụ cơ bản nhất. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Agribank lên kế hoạch triển khai lắp đặt theo lộ trình máy giao dịch ngân hàng tự động Agribank Digital tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những nơi bị hạn chế về khả năng tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính thông thường để người dân có thể sử dụng tiện ích ngân hàng số cho các hoạt động dịch vụ công cũng như giao dịch thường nhật.

Agribank là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các máy giao dịch tự động (ATM) từ năm 2003 trên cả nước với gần 1.500 máy được đặt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn trong tổng số hơn 3.300 ATM trên toàn quốc. Bên cạnh đó, dịch vụ Agribank Digital, Agribank Autobank (CDM) được hoạt động như một mô hình chi nhánh ngân hàng thu nhỏ, phục vụ mọi đối tượng khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính thay vì phải đến các chi nhánh ngân hàng truyền thống, góp phần giảm thiểu thời gian và công sức. Agribank hiện có hơn 3.500 ATM/CDM (trong đó gần 2.000 máy được đặt ở khu vực nông thôn), gần 25.000 máy POS và 68 điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng hoạt động tại các địa bàn nông thôn.

Với tinh thần quyết tâm đột phá phát triển khoa học công nghệ, không ngừng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để phát triển bền vững, có thể khẳng định, Agribank đang tạo ra những dấu ấn đột phá, đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi số của ngành ngân hàng và của nền kinh tế số quốc gia.

PL

 

 

Bình luận: 0

Đọc nhiều nhất

Đọc nhiều nhất

Ngày 13/1/2025, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về phát triển khoa học, công nghệ; quán triệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về nhận thức và tổ chức thực hiện, góp phần đưa đất nước phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại hội nghị. Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong kỷ nguyên số, chuyển đổi nội dung số các tạp chí của Việt Nam có vai trò quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến, giáo dục quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước; đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; phổ biến tri thức, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam trên không gian mạng. Đồng thời, góp phần “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”(1) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Ngày 16/12, tại thành phố Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tạp chí Người Làm Báo trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề : "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả".
  • Zalo
  • Messenger
  • Back to top